Trả lời câu hỏi của đại biểu Đoàn Thị Ngọc Cẩm (huyện Cần Giờ) về tiến độ xây dựng và thời gian khởi công dự án cầu Cần Giờ, ông Trần Quang Lâm cho biết TP.HCM đã giao Sở Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Hiện sở đã cơ bản hoàn chỉnh báo cáo, tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Đây là công trình rất lớn với chiều dài 3,4km, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 10.000 tỷ đồng. Sở đang nghiên cứu hình thức PPP hoặc phương thức đầu tư công.
Trước đó, dự án cầu Cần Giờ dự kiến kết hợp đầu tư giữa hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), với nguồn vốn khoảng 7.600 tỷ đồng và BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) khoảng 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) loại hình thức BT, công trình phải tìm nguồn vốn đầu tư khác.
Về hình thức thực hiện, ông Lâm cho biết dự án có lấy kinh nghiệm từ dự án đường Vành đai 3 để thực hiện, trong đó tách dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng riêng để đẩy nhanh tiến độ.
Dự kiến, dự án sẽ trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023, khởi công xây dựng vào ngày 30/4/2025.
Dự án Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 3,6 km, bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Cần Giờ qua Nhà Bè vào trung tâm TP.HCM với quy mô 6 làn xe. Công trình thiết kế dây văng 1 trụ tháp, phác họa hình tượng cây đước (đặc trưng của huyện Cần Giờ), sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu, đồng thời thiết kế chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.
Cách đây 6 năm, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, bổ sung dự án này vào Quy hoạch Phát triển giao thông vận tải Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020. Thành phố sau đó tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế cầu. Trong 17 thiết kế đưa ra, cầu có kiến trúc dây văng một trụ tháp hình cây đước - đặc trưng của Cần Giờ được chọn.
Năm 2022, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị UBND thành phố giao nhiệm vụ, bố trí vốn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhằm sớm triển khai cầu Cần Giờ. Công trình khi hình thành sẽ phá thế độc đạo của phà Bình Khánh, tăng kết nối Nam Sài Gòn với Cần Giờ - huyện đảo duy nhất ở thành phố.
Ngoài đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá, công trình sẽ thúc đẩy phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch Cần Giờ.
Song song với việc nghiên cứu thực hiện dự án cầu Cần Giờ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết sẽ nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, nghiên cứu hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối của huyện Cần Giờ.
Một số hình ảnh về kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 751 ngày 1/3/2019:
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.