Báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM về công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, cho biết bình quân số vụ vi phạm trên 1 ngày trong 4 năm qua đã có chiều hướng giảm so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị số 23 (tháng 7/2019). Việc quản lý trật tự xây dựng tại TP.HCM không phát sinh điểm nóng, phức tạp về vi phạm trật tự xây dựng.
TP.HCM là một trong những địa phương có tình trạng xây dựng phức tạp. Ảnh: Gia Linh
Cụ thể, số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, trước khi Chỉ thị 23 ban hành, 6 tháng đầu năm 2019, toàn TP.HCM có 1.599 trường hợp vi phạm xây dựng, bình quân 8,5 vụ/ngày.
Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 23, trong khoảng thời gian từ ngày 15/7/2019 đến ngày 15/4/2023, tổng số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn là 2.631. Số vụ vi phạm xây dựng bình quân mỗi ngày còn 1,9 vụ/ngày, tỷ lệ giảm 77,81%.
Đáng chú ý, số trường hợp vi phạm xây dựng tại TP.HCM 4 tháng đầu năm 2023 chỉ có 110 vụ. Trong đó, 57 trường hợp sai phép và 53 trường hợp không phép, bình quân 0,92 vụ/ngày. So với trước khi Chỉ thị 23 ban hành, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm 89,2%.
Thực tế, nhiều giải pháp đã được ngành xây dựng thực hiện để kéo giảm vi phạm trật tự xây dựng, bao gồm các giải pháp về quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, các cơ quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng tăng cường quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng, giám sát, kiểm tra bằng công nghệ...
Số vụ vi phạm xây dựng tại TP.HCM giảm mạnh. Ảnh: Gia Linh
Thanh tra thành phố đã kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục các thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về đất đai xây dựng tại các địa bàn "nóng" như TP.Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi. Các kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại các địa bàn trên đến nay đã được các cơ quan thực hiện xong hơn 60% (riêng TP.Thủ Đức là gần 90%).
Các quận huyện cũng xây dựng phần mềm trực tuyến, đường dây nóng... về quy hoạch, đất đai và trật tự xây dựng, để tiếp nhận ý kiến người dân, xử lý các vi phạm.
Đáng chú ý, trước đó, Sở Xây dựng TP.HCM đã kiến nghị tạm ngừng cung cấp các dịch vụ liên quan (điện, nước, viễn thông...), nhằm ngăn chặn các trường hợp cố tình vi phạm, tiếp tục thi công, dẫn đến khó khăn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, giải pháp này chưa thực hiện được, do vướng Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật hiện hành không quy định ngừng cung cấp điện, nước khi xử lý vi phạm hành chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023; quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2023.
Những hình vẽ bậy xuất hiện khắp các bức tường, cửa cuốn, hộp điện, trạm chờ xe buýt… tại nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM, làm xấu mỹ quan đô thị.
Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên sắm mặt nạ ngủ dạng túi thay cho dạng hộp to truyền thống.
Các hãng đua nhau giảm giá xe kích cầu tiêu dùng, nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xe cũ dù dân buôn đang phải gồng mình chịu lỗ.
Là người lần đầu đi phượt xuyên Việt, nhưng anh Bùi Vinh, người Vĩnh Phúc đã có những kinh nghiệm chia sẻ quý báu tới dân đam mê du lịch và thích xê dịch.
Giá rao bán đất nền miền Nam đã tăng 71%, miền Bắc tăng 54% trong 5 năm qua. Như vậy, mức độ tăng giá trung bình của đất nền miền Nam cao hơn miền Bắc.