Thứ ba, 07/05/2024

Từ 27-6, mì ăn liền xuất khẩu sang châu Âu dễ hơn

14/06/2023 7:02 PM (GMT+7)

Theo Bộ Công Thương, EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.


Theo thông tin Bộ Công Thương, từ ngày 27-6 các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm (ATTP) do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. Tuy nhiên, vẫn duy trì tần suất kiểm tra 20% tại cửa khẩu.

Trước đó, ngày 7-6 EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6-6 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định trên có hiệu lực 20 ngày sau ngày đăng công báo.

Theo đó, EU chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư ATTP và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I (với tần suất kiểm tra 20% tại cửa khẩu).

Tại quy định này, mặt hàng ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu; đậu bắp, thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%.

Từ 27-6, mì ăn liền xuất khẩu sang châu Âu dễ hơn - Ảnh 1.

Mì ăn liền xuất khẩu sang EU không bắt buộc phải có giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan Việt Nam cấp. Ảnh: TÚ UYÊN

Theo Bộ Công Thương, EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát ATTP đối với mì ăn liền.

Nếu trong sáu tháng cuối năm 2023, mì ăn liền Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm, lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu. Sau đó đưa mì ăn liền quay lại phụ lục II.

Nếu vào phụ lục II trở lại như trường hợp thanh long thì quá trình thuyết phục EU đưa mì ăn liền sang phụ lục I sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mì phải liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mì xuất khẩu vào EU.

Một công ty mì ăn liền cho biết, việc bãi bỏ thủ tục chứng thư đã cởi bỏ một phần gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp bởi thực tế các công ty đã rất cố gắng đáp ứng yêu cầu của EU quy định về chỉ số Ethylene Oxit nên EU mới chấp nhận gỡ bỏ thủ tục chứng thư này .

Bên cạnh đó, hiện nay việc xuất khẩu hàng hóa của các công ty vẫn rất khó khăn do kinh tế các nước châu Âu suy thoái, sức mua người tiêu dùng giảm mạnh đồng thời châu Âu tiếp tục siết các quy định về ATTP.

Theo Bộ Công Thương, từ ngày 1-1-2022, sau khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến, mì của Việt Nam, sáu tháng sau Việt Nam đã thuyết phục thành công EU đưa bún miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm; 18 tháng sau thành công đưa mì ăn liền từ phụ lục II sang phụ lục I.

Qua đó cho thấy nỗ lực lớn và kịp thời của bộ trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.