TP Thủ Đức (TP.HCM) được định hướng trở thành cực tăng trưởng mới sẽ đóng góp 30% GRDP của TP.HCM, chiếm 7% GDP cả nước; là đô thị sáng tạo, tương tác cao, hạt nhân dẫn đầu thúc đẩy kinh tế - xã hội không chỉ riêng TP.HCM mà còn cho cả nước.
Cần được trao quyền nhiều hơn
Sau hơn 2 năm thành lập, TP Thủ Đức đã đạt được một số kết quả đáng khen ngợi. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt gần 10.700 tỉ đồng và năm 2022 gần 20.100 tỉ đồng; giải ngân vốn đầu tư công mỗi năm đều trên 93%.
Xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh IOC, triển khai thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của lãnh đạo thành phố… Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của người dân.
Hai trong số những nguyên nhân gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc đẩy đà phát triển nhanh cho TP Thủ Đức chính là chưa có cơ chế, chính sách phù hợp ưu tiên cho đô thị đặc biệt này cũng như hệ thống giao thông chưa thật sự phát triển.
TP Thủ Đức có diện tích trên 211 km2 với dân số 1,2 triệu người và sẽ tăng thêm trong tương lai. Tính chất đơn vị hành chính địa phương được coi là tương đương cấp tỉnh nhưng hiện nay bộ máy chính quyền chỉ ngang tầm cấp huyện.
Số lượng nhân sự tinh giản biên chế theo quy định trong khi khối lượng công việc ngày càng tăng gây căng thẳng cho đội ngũ cán bộ, nhất là trong việc xử lý hồ sơ đất đai. Quá trình giải quyết công việc chậm trễ, tồn đọng gây nhiều phiền hà cho người dân, ảnh hưởng công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Điển hình là Phòng Quản lý đô thị TP Thủ Đức đang thực hiện chức năng của 3 đơn vị (Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải) quản lý hàng ngàn công trình công cộng trên địa bàn rộng. Năm 2022, phòng xử lý gần 8.000 hồ sơ hành chính nhưng để giải quyết khối việc này chỉ có 56 cán bộ, công chức.
Vì là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nên rất cần thiết chọn TP Thủ Đức để thí điểm mô hình chính quyền đô thị mới theo hướng "sandbox thể chế" (cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế). Từ đó, địa phương được tự chủ hơn về ngân sách, dễ dàng kêu gọi đầu tư, quản lý dân cư và tự chịu trách nhiệm ở từng cấp quản lý.
TP.HCM cần phân cấp, phân quyền một cách cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực như tài chính ngân sách, quản lý đầu tư, quản lý kinh tế, quản lý đô thị cho một số cán bộ chủ chốt của TP Thủ Đức; sắp xếp, tổ chức lại cũng như thành lập thêm các phòng chuyên môn theo đặc thù công việc và bố trí nhân sự sao cho phù hợp, đúng vị trí, đủ điều kiện đáp ứng công việc thực tiễn.
Cơ quan nào nhiều việc có thể tăng thêm số lượng cán bộ, tất nhiên là không dư thừa dẫn đến cồng kềnh hệ thống. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giúp đem lại hiệu quả cao.
Dần dần chuyển dịch vụ công từ chính quyền điện tử sang chính quyền số để tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp một cách nhanh gọn, hiệu quả nhất mà không tốn nhiều nhân sự.
Đồng thời, tạo điều kiện để cán bộ có thời gian cập nhật kiến thức, công nghệ, cách làm mới; đào tạo chuyên môn chuyên sâu để giải quyết công việc nhanh nhạy, sáng tạo, đáp ứng tiêu chuẩn của một đô thị thông minh, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính mỗi ngày. Xem xét tăng trợ cấp cho cán bộ, có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc.
Đẩy nhanh hoàn thành các công trình dở dang
Giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Nếu những con đường không thông suốt, mọi hoạt động kinh tế sẽ ngừng trệ và dẫn đến thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn.
Sau khi lên thành phố, Thủ Đức vẫn mang trong mình hệ thống giao thông chưa thật sự phát triển đồng bộ, nhiều nơi còn diễn ra tình trạng ách tắc.
Đáng nói hơn nữa là nhiều con đường hư hỏng, xuống cấp trầm trọng chực chờ mối họa tai nạn giao thông. Trong khi đó, nhiều dự án triển khai từ lâu trên địa bàn vẫn còn dở dang gây nhiều tổn thất ngân sách và bức xúc cho người dân.
Chính quyền TP Thủ Đức cần chú trọng hơn đến những con đường đã và đang xuống cấp, khẩn cấp sửa chữa kịp thời. Một thành phố đáng sống phải là thành phố mà trước hết sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
Một điều rất vui mừng là mới đây, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo TP HCM và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị TP Thủ Đức trong công tác vận động nhân dân giao mặt bằng, giải quyết vướng mắc thủ tục để các dự án cũ được hồi sinh trở lại. Trong số này phải kể đến dự án cầu Nam Lý, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu, đường Lương Định Của và song hành đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thời gian tới, TP Thủ Đức cần tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng cũng như sử dụng nguồn vốn hiệu quả, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình quan trọng như: Khép kín Vành đai 2, xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3...
Trong ngày đầu khai thác thương mại, tuyến Metro số 1 quá tải, hàng dài người đội nắng chờ trải nghiệm.
“Như một giấc mơ, mình chinh phục thành công rồi!” - tiếng hét tôi vang khi chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng. 2 ngày 1 đêm, chúng tôi cheo leo vượt dốc để rồi hạnh phúc vỡ oà khi “chạm trán” thiên nhiên hùng vĩ.
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, chủ cơ sở kinh doanh nợ thuế quá hạn trên 120 ngày với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, thay vì mức 10 triệu đồng như dự kiến trước đây.
Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.