THỦ TƯỚNG YÊU CẦU SỬA THÔNG TƯ 06, TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CHO DOANH NGHIỆP
Công văn hoả tốc vừa được Thủ tướng ký, giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, họp ngay với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan, để nghiên cứu sửa đổi Thông tư 06/2023, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
Theo công văn, để tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chính sách khi ban hành phải đúng, trúng, không cản trở sự phát triển và phù hợp, kịp thời xử lý vướng mắc.
Công văn giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẩn trương chủ trì, họp ngay với Thống đốc và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, để nghe báo cáo và nghiên cứu, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023, cũng như những điểm bất hợp lý của Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 17/4/2023.
Kết quả cuộc họp báo cáo lại Thủ tướng trước ngày 20/8.
Sáng 17/8, Hội Môi giới Bất động sản Việt nam (VARS) kiến nghị thu hồi Thông tư 06, vì "cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đang dậy lên nhiều nỗi lo mới, trong bối cảnh thị trường vẫn tồn tại nhiều khó khăn".
VARS cho rằng cần nhận biết thị trường bất động sản đang khó khăn ở đâu để tháo gỡ. Hiện nay, "pháp lý" và "nguồn vốn" đang là hai khó khăn chính của thị trường bất động sản. Dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ và giải quyết, nhưng hai khó khăn này vẫn chưa thực sự tìm được hướng giải quyết dứt điểm.
Việc cả khách hàng và nhà đầu tư cùng gặp khó trong khâu tiếp cận dòng tiền, khiến cho thanh khoản trên thị trường ách tắc, đóng băng mọi giao dịch, ngưng trệ mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh…
Trong khi đó, Thông tư 06 nếu ban hành sẽ khiến tinh thần của nghị quyết số 33 không được đảm bảo.
Nghị quyết số 33 thể hiện một cách rõ ràng và quyết liệt mục tiêu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tín dụng, nhằm khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường. Thông qua việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà và đầu tư thuận lợi trong khâu tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, với mức lãi suất ưu đãi. Nhờ đó, các dự án khả thi, hiệu quả sẽ có cơ hội được thực hiện, góp phần cải thiện nguồn cung cho thị trường.
Tuy nhiên, thông tư 06 với nội dung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tín dụng nhưng lại chỉ ra những đối tượng không được vay một cách chung chung, mơ hồ. Khiến cho các ngân hàng thương mại, nếu không có thiện chí cho vay, sẽ dễ dàng từ chối hồ sơ của khách hàng.
Điều này, vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng tới nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản.
Theo VARS, trước mắt có thể thấy, nếu thông tư 06 được áp dụng, sẽ gây ra một số bất cập, như dự án đang bị vướng pháp lý hoặc đang thiếu vốn chưa đủ điều kiện để triển khai tiếp. Nếu không được vay, thì doanh nghiệp coi như không có cơ hội xoay chuyển. Điều này chẳng khác nào "thấy chết mà không cứu".
Cái khó thứ hai, hiện nay M&A đang được coi là một kênh góp phần hỗ trợ tích cực, mở lối thoát cho doanh nghiệp và thị trường. Khi chủ đầu tư gặp khó khăn, đứng trên nguy cơ "chết chìm trên đống tài sản", họ có thể bán bớt một phần tài sản để cứu các phần tài sản còn lại. Nhờ đó, các dự án có cơ hội được tái khởi động. Nguồn cung trên thị trường cũng từ đó ra tăng.
Nhưng Thông tư 06 có nguy cơ khiến hoạt động này trở lên khó khăn hơn.
Thứ ba là các quy định, thủ tục thể hiện trong thông tư 06 còn nhiều điểm mơ hồ, rất dễ khiến thị trường thêm rối; kéo dài thời gian chững của thị trường.
"Tốt nhất, thời điểm này nên thu hồi lại thông tư 06. Nghiên cứu, ban hành nghị định có nội dung bám sát và đúng theo tinh thần của nghị quyết số 33", VARS kiến nghị.
Nghị định mới, theo kiến nghị của VARS nên theo hướng làm rõ đối tượng được vay, gặp khó khăn do pháp lý /khó về vốn buộc phải dừng giải phóng mặt bằng/nộp tiền sử dụng đất/mua lại các doanh nghiệp khó.
Nên có phương án cho vay đối với những đối tượng đặc biệt và có cơ chế giám sát, bảo đảm hiệu quả sau cho vay .
Thủ tục cho vay cần quy định chi tiết, rõ ràng và chỉ nên căn cứ những gì pháp luật cấm. không nên cấm những gì mà pháp luật chưa phù hợp, đang phải xem xét, điều chỉnh. Cách hỗ trợ thị trường bất động sản của ngân hàng cần quyết liệt, chủ động, linh hoạt hơn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, sửa đổi thông tư 06. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng Thông tư 06 đã dựng thêm "rào chắn" tiếp cận tín dụng so với trước đây.
Điều này sẽ dẫn đến tình trạng một số khách hàng có nhu cầu vay vốn; trong đó có các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư, sẽ không tiếp cận được tín dụng.
Thông tư số 06/2023 ban hành ngày 28/6, có hiệu lực ngày 1/9 tới đây, của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thông tư 06 có nhiều nội dung đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng, góp phần cung ứng thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nội dung khiến doanh nghiệp, nhất doanh nghiệp bất động sản, cho là rào cản, khó tiếp cận vốn. Như quy định tổ chức tín dụng không được cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định...
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP.HCM và Grab Việt Nam, hành khách đặt Grab đi/đến các trạm ga Metro sẽ được áp dụng các mã giảm giá khi di chuyển. Việc này giúp hành khách thêm tiết kiệm và khuyến khích sử dụng Metro.
Theo luật, một doanh nghiệp nợ tiền thuê đất quá thời hạn thì cơ quan chức năng sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế tiền thuế. Tiếp sau, biện pháp mạnh hơn nữa được áp dụng là thu hồi đất. Như vậy, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có bị bức tử?
Qua thanh tra tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TP.HCM), lực lượng chức năng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định đơn vị này mắc hàng loạt sai phạm.
Trong khi khắc phục sự cố gián đoạn ngân hàng hôm nay 12/12/2024, TPBank cho biết mọi thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng vẫn đang được đảm bảo an toàn.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Ngày 12/12, GSM công bố chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các tài xế tham gia Xanh SM với hai điều khoản nổi bật là cơ hội sở hữu ngay xe VinFast để tự kinh doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.