Đây là nội dung trong báo cáo mới của tổ chức Chương trình Tiếp cận Dinh dưỡng (Access to Nutrition Initiative – ATNI), 1 tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên do nhóm này công bố tính từ năm 2021.
Theo hãng tin Reuters vào ngày 7/11, ATNI đã nghiên cứu các sản phẩm của 30 tập đoàn lớn, bao gồm Unilever (châu Âu), Nestlé (Thụy Sĩ) và PepsiCo của Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu, các sản phẩm bán tại những nước thu nhập thấp có số điểm thấp hơn trong hệ thống đánh giá do Úc và New Zealand đưa ra.
Hệ thống này có mức điểm cao nhất là 5. Tuy nhiên, tại các nước thu nhập thấp, các tập đoàn được khảo sát chỉ đạt 1,8 điểm. Tại các nước thu nhập cao, nơi nhiều sản phẩm hơn của các "đại gia" trên được thử nghiệm, số điểm là 2,3.
Ông Mark Wijne, Giám đốc nghiên cứu tại ATNI, nhận xét với Reuters: "Đó là một bức tranh rõ ràng về những gì các tập đoàn này đang bán tại những nước nghèo nhất thế giới, nơi các tập đoàn ngày càng mở rộng hoạt động, lại không phải là những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các nước có thể bị ảnh hưởng".
Nghiên cứu 81 trang này cũng là là lần đầu tiên ATNI đánh giá riêng giữa các nước thu nhập thấp với thu nhập cao. ATNI cho biết việc đánh giá này là quan trọng vì thực phẩm đóng gói ngày càng góp phần gây ra tình trạng béo phì ngày càng tăng trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình trạng béo phì. Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 70% người thừa cân hoặc béo phì đang sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình, Reuters cho biết.
Một người phát ngôn của Nestlé không nêu tên cho biết tập đoàn đang tăng cường cung cấp nhiều sản phẩm để giúp thu hẹp khoảng cách dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Người này nói với Reuters: "Chúng tôi cam kết tăng bán các thực phẩm dinh dưỡng hơn, cũng như hướng dẫn mọi người về chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn".
Tuy nhiên, một người phát ngôn của PepsiCo được Reuters liên lạc đã không đưa ra bình luận gì. Năm 2023, PepsiCo công ty đặt mục tiêu giảm muối trong khoai tây chiên và thêm các nguyên liệu như ngũ cốc nguyên hạt vào các sản phẩm của PepsiCo.
Trong báo cáo mang tên "Global Index 2024" của ATNI, Danone (Pháp) là tập đoàn được đánh giá với số điểm cao nhất. Bà Isabella Esser, người đứng đầu về nghiên cứu tại Danone, nói: "Chúng tôi biết luôn phải làm nhiều điều hơn nữa ở cả cấp độ 1 công ty và cấp độ cả lĩnh vực".
UBND TP.HCM đã ủy quyền cho UBND Thủ Đức và các quận, huyện quyết định biện pháp, mức hỗ trợ đối với người có đất, chủ sở hữu tài sản khi Nhà nước thu hồi đất.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.
Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.