Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2023 với mức lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong quý II, BV Triều An đạt doanh thu gần 149 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng 71%, lên gần 300 triệu đồng trong khi chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều sụt giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10%, lên hơn 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khoản lợi nhuận khác sụt giảm mạnh, chỉ còn hơn 1,1 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ (3,1 tỷ đồng), cộng thêm nghĩa vụ đóng thuế khiến lãi sau thuế của Bệnh viện Triều An chỉ đạt 9,1 tỷ đồng trong quý II, giảm 23% so với quý II/2022.
Tại thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Bệnh viện Triều An là hơn 1.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm 31/3/2023. Danh mục tiền mặt và các khoản tương đương, Triều An ghi nhận giá trị nắm giữ hơn 90 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ ghi nhận là 21 tỷ đồng, giảm 15%.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An có khoản vay nợ ngắn hạn hơn 3,7 tỷ đồng và hơn 19 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Cả hai khoản nợ vay này đều từ Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC).
Cấu trúc công ty hiện tại chỉ gồm công ty mẹ và 1 công ty con, 1 công ty liên kết. Công ty con mà bệnh viện này sở hữu 100% là Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ An Triều; công ty liên kết (sở hữu 30%) là Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An Loan Trâm.
Ngoài ra, dữ liệu báo cáo tài chính cũng thể hiện tại thời điểm cuối tháng 6, Bệnh viện Triều An có khoản phải thu 17 tỷ đồng với bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ông Trầm Bê), tăng 10 tỷ đồng so với đầu kỳ.
Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An được thành lập năm 1999, là một trong những bệnh viện tư nhân đa khoa đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2001 bệnh viện đi vào hoạt động với vốn điều lệ 490 tỷ đồng, được góp vốn bởi ông Trầm Bê, CTCP Xây dựng Bình Chánh và ông Lưu Trung Lương.
Tuy nhiên, tại thuyết minh báo cáo tài chính, cho thấy, trong cơ cấu vốn đầu tư của chủ sở hữu tại ngày 30/6 không thể hiện phần giá trị vốn góp của ông Trầm Bê.
Ông Trầm Bê cũng từng là Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An từ năm 1999 đến năm 2017. Sau đó, vì vướng vào vòng lao lý, ông Trầm Bê bị bắt giam ngày 1/8/2017.
Hiện, cổ đông lớn nhất của công ty là bà Dương Thị Đẹt với tỷ lệ nắm giữ 38,27%; kế đến là bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ông Trầm Bê) với sở hữu 21,42%. Bà Kiều là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc bệnh viện.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Bệnh viện Triều An diễn ra hôm 29/5, các cổ đông đã thống nhất bầu ông Trầm Bê làm Thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2022-2027.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.