Theo Sabeco (mã chứng khoán SAB), công ty này đang làm việc với Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) để kiến nghị Chính phủ thiết lập giới hạn nồng độ cồn trong máu hợp lý thay vì quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Ngoài ra, Sabeco cùng các công ty trong cùng lĩnh vực đang muốn đề xuất Chính phủ hoãn lại kế hoạch tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu và đồ uống, theo một báo cáo phân tích mới từ Công ty chứng khoán VPBankS.
Đề xuất của Bia Sài Gòn về thay thế quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn là diễn biến tiếp theo sau những gì công ty cho biết tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sabeco gần đây.
Tại đại hội, đại diện của Bia Sài Gòn khẳng định đồng tình với quy định nồng độ cồn của Chính phủ. Công ty cũng cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vẫn sẽ nỗ lực kinh doanh, lạc quan với thử thách.
Trả lời các câu hỏi của cổ đông, ông Tan Teck Chuan Lester, CEO của Sabeco cho biết năm 2023, thị phần của công ty trên thị trường liên tục bị xáo trộn bởi đối thủ chính. Tuy nhiên, kết thúc năm 2023, thị phần của công ty vẫn tăng, ngay cả trong Quý 1/2024.
Ông ví von những khó khăn trong kinh doanh cũng là cơn mưa giông gió, và công ty phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa thay vì ngồi chờ đến khi thời tiết thuận lợi.
Theo tài liệu từ đại hội, Sabeco xác định các cơ hội kinh doanh cho ngành bia Việt Nam năm nay là cơ cấu dân số vàng với thu nhập tăng, tiềm năng lớn của phân khúc "bia không cồn" và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm.
Công ty xác định tiềm năng xuất khẩu lớn vì Sabeco nằm trong hệ sinh thái của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, người đã xác lập vị thế kinh doanh ở các thị trường Đông Nam Á. Tập đoàn Thai Beverage (ThaiBev) của tỷ phú này đang sở hữu 687 triệu cổ phiếu SAB, tương ứng với 53,59% vốn điều lệ. Cuối năm 2017, ThaiBev bỏ ra gần 5 tỷ USD để mua cổ phần chi phối Sabeco với giá 320.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 32 lần so với mệnh giá.
Mức giá này được giới đầu tư cho là đắt, nhưng cuộc chơi được các nhà phân tích cho rằng sẽ thú vị và chỉ dành cho ông lớn như ThaiBev. Sabeco là công ty có lịch sử hơn 140 năm với 2 thương hiệu nổi tiếng là Bia Sài Gòn và Bia 333. Sabeco là một trong những công ty bia hàng đầu Việt Nam; đây có thể là lý do tỷ phú người Thái muốn sở hữu.
Năm 2024, Bia Sải Gòn lên kế hoạch doanh thu 34.397 tỷ đồng, tăng 13% và lợi nhuận 4.580 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2023.
Theo "đại gia" đồ uống Kirin Holdings của Nhật Bản, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 4 tỷ lít trong năm 2020, chiếm 2,2% toàn cầu.
Ngoài ra, thống kê trong nước cũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người trong cùng năm, với mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương 1 người uống 170 lít bia/năm.
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua việc xây thêm đường cất hạ cánh thứ 2 của sân bay Long Thành tại Đồng Nai ngay trong giai đoạn 1 của dự án lớn này.
SK Group, tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc sau Samsung và Hyundai, đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu của Masan Group thông qua phương thức thỏa thuận.
Google, Shopee, TikTok, Lazada, Temu và các đơn vị khác đang dồn dập thi nhau đốt nóng ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, thị trường với 100 triệu người tiêu dùng và được dự báo sẽ tăng 22% trong thương mại điện tử vào năm 2025.
Bầu Đức tặng 1 triệu trái chuối cho khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị Kingfoodmart ở TP.HCM và Bình Dương. Khách được tặng miễn phí một combo 4 - 5 trái chuối để ăn thử.
Giải Golf Hiệp hội Phân bón Việt Nam mở rộng lần thứ I sẽ diễn ra ngày 9/11/2024, và Ban Tổ chức sẽ dùng số tiền đóng góp để hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3) gây ra.