Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông, năm 2023, tình hình quốc tế và trong nước dự báo tiếp tục nhiều yếu tố bất lợi. Giá nông sản, phân bón không ổn định, thời tiết phức tạp. Đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, trong đó có ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Cùng với đó, việc Trung Quốc mở cửa thị trường cũng đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước.
Do vậy, Bình Điền đề ra kế hoạch năm 2023 với một số chỉ tiêu kinh doanh giảm nhẹ so với năm 2022. Trong đó, tổng doanh thu năm 2023 đạt 7.476 tỷ đồng (giảm 14% so với kết quả thực hiện 2022), lợi nhuận trước thuế hợp nhất 220 tỷ đồng (giảm 6% so với kết quả thực hiện 2022). Tuy nhiên, sản lượng sản xuất vẫn tăng 12% so với năm 2022, đạt 585.570 tấn, lượng tiêu thụ cũng tăng 15% so với kết quả thực hiện năm 2022, đạt 585.570 tấn.
Mạnh dạn đặt ra sản lượng tiêu thụ tăng 15% so với kết quả thực hiện năm 2022 giữa lúc thị trường nhiều biến động, tất nhiên Bình Điền cũng đã có những chiến lược phát triển thị mới, "bảo vệ" thị trường truyền thống.
Chia sẻ tại Hội nghị người lao động năm 2023 cuối tuần qua, Tổng giám đốc Ngô Văn Đông cho biết ban lãnh đạo luôn theo sát và có những giải pháp linh hoạt để ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường. Đồng thời linh hoạt nghiên cứu, ban hành và thực thi các chính sách kinh doanh mới phù hợp với tình hình từng từng thị trường cụ thể.
Với thị trường truyền thống, thị trường chiến lược, đặc biệt với thị trường trong nước và Campuchia, mục tiêu đầu tiên là duy trì phát triển vững chắc. Chăm sóc khách hàng kịp thời nhằm giải quyết hài hòa lợi ích và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với đại lý bạn hàng, cùng bà con nông dân – người sử dụng sản phẩm cuối cùng, là việc mà công ty coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên đặc biệt.
Cùng với đó là mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước; có chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới nhưng chưa có kênh phân phối
Để mở rộng thị trường, năm nay, công ty tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách nhằm mục tiêu phát triển thị trường mới ở nước ngoài, đảm bảo tăng trưởng và lợi nhuận mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Một trong những thị trường nước ngoài mà Bình Điền đang mở rộng là thị trường Lào.
Giữa tháng 5 vừa qua, công ty đã ký kết ghi nhớ về hợp tác kinh doanh với Tập đoàn Phongsavanh, chuyên xuất nhập khẩu và phân phối các loại hàng hóa liên quan đến thương mại nông nghiệp của Lào, với mục tiêu chuyển giao các kiến thức canh tác nông nghiệp tiên tiến và các sản phẩm phân bón mang thương hiệu Phân bón Đầu Trâu đến với nông dân Lào.
Ông Ngô Văn Đông cho biết với định hướng tiếp cận thị trường một cách vững chắc, đặt lợi ích của người nông dân lên làm đầu, Bình Điền sẽ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp đến với nông dân Lào, đặc biệt là nông dân nghèo.
Tập đoàn Phongsavanh sẽ là nhà phân phối độc quyền một số sản phẩm mang thương hiệu phân bón Đầu Trâu tại đất nước Lào trong thời gian tới.
Việc đẩy mạnh các sản phẩm cho vùng lúa, vùng bị ảnh hưởng hạn mặn, vùng đất phèn, các sản phẩm mang thêm nhiều giá trị gia tăng giúp nông dân canh tác ngày một hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu, cũng là một chiến lược marketing đặc biệt mà Bình Điền ưu tiên và "ghi điểm" với thị trường nhiều năm qua.
Không chỉ cam kết với khách hàng, Bình Điền còn cam kết với chính người lao động của doanh nghiệp quản lý chặt chẽ việc sản xuất, hạn chế tối đa lỗi về sản phẩm. Trong đó chú trọng kiểm soát chặt chất lượng đầu vào nguyên liệu và đầu ra thành phẩm. Tuyệt đối không đưa ra thị trường những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và hình thức mẫu mã.
Cùng với đó là nâng cao năng lực quản lý sản xuất, hợp lý hóa các khâu sản xuất để tiết giảm tối đa chi phí, với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, chia sẻ với thị trường.
Giữa biến động khó lường của thời tiết do tình hình biến đổi khí hậu, năm nay Bình Điền cho biết sẽ chú trọng phát triển dòng sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với biến đổi khí hậu, sản phẩm phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng phát triển nông nghiệp của các địa phương.
Ngoài các sản phẩm thế mạnh hiện nay, công ty đang xem xét, đưa vào sản xuất các sản phẩm mới đã thử nghiệm thành công. Đó cũng là cách tiếp cận khách hàng vững chắc, theo chiều sâu, để nâng cao giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp chọn.
Song song với hoạt động sản xuất uy tín, quảng bá sản phẩm, bán hàng, một chiến lược gắn với hình ảnh xây dựng thương hiệu nhiều năm nay doanh nghiệp này lấy được cảm tình với khách hàng chính là các hoạt động hướng về cộng đồng, hoạt động xã hội, từ thiện.
Khắp cả nước, đặc biệt là những khu vực còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Điền đã và đang thực hiện hàng loạt chương trình kết nghĩa, hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ nhà tình nghĩa, mái ấm cho các gia đình chính sách; ủng hộ người nghèo, trẻ em nghèo hiếu học, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng... hay Quỹ học bổng tiếp sức đến trường, Quỹ đồng hành nhà nông, chia sẻ khó khăn với các vùng bị lũ lụt, thiên tai... luôn có sự chung tay đầu tiên của doanh nghiệp.
Riêng trong năm 2022, tổng số tiền dành cho các hoạt động cộng đồng trên 7 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.