Báo cáo tài chính Quý I/2023, Bình Điền lỗ. Lần đầu tiên một đơn vị sản xuất phân bón như Bình Điền mà lỗ cho thấy nền kinh tế nông nghiệp phân bón cực kỳ khó khăn.
"Sự quyết tâm của Ban lãnh đạo công ty thể hiện ở việc không điều chỉnh kế hoạch mà phải nỗ lực bằng mọi cách để vượt qua thời điểm khó khăn này", ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền (Công ty Bình Điền) chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị ngày đầu năm mới 2024.
"Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi kết thúc Quý III, doanh thu thuần của công ty đạt 2.708 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, con số cao nhất kể từ khi đơn vị niêm yết vào năm 2015. Đồng thời, công ty cũng hoàn thành kế hoạch năm vào cuối tháng 11/2023, khi thị trường khởi sắc lại", ông Tâm nói và cho biết điều đó có yếu tố may mắn khi nhờ giá gạo tăng lên, nông dân đầu tư mạnh trở lại. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là nhờ sự tin yêu của người nông dân đối với sản phẩm của Bình Điền.
Theo ông Tâm, Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông đã dự báo được chính xác tình hình, khi Quý I bị lỗ nhưng công ty đã dự trữ được nguồn nguyên liệu với giá thấp hơn. Có những ngày, công ty giao hàng từ 2.000 - 3.000 tấn và người ta không biết được vì sao Bình Điền lại có được nguồn dự trữ như vậy. "Đó là kết quả của quá trình tích lũy niềm tin và mối quan hệ lâu dài mà Công ty Bình Điền đã tạo dựng được từ nửa thế kỷ qua", ông Tâm lý giải.
Nhớ lại thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, giá phân bón tăng đến 200% nhưng ai cũng bất ngờ vì Bình Điền không tăng giá hoặc tăng rất ít. Việc không tăng giá phân bón vì đã có nguồn dự trữ và đặc biệt với tâm thế phụng sự, Tổng Giám đốc Đông muốn chia sẻ khó khăn với người nông dân. "Câu slogan 'đồng hành và chia sẻ' để trở thành đối tác lâu dài của người nông dân, là lợi nhuận lâu dài chứ không phải lợi nhuận trước mắt. Chính điều đó đã tạo được lòng tin và tình cảm của người nông dân và trả lời câu hỏi vì sao người nông dân gắn bó với Đầu Trâu", ông Tâm khẳng định.
Nói về những thành tựu nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Công ty CP Phân bón Bình Điền, ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty tâm nguyện: "Sau gần 50 năm kể từ ngày thành lập, Bình Điền luôn có một sứ mệnh là đồng hành với nhà nông. Sứ mệnh này sẽ không thay đổi mà còn nâng lên một tầm cao mới, một sứ mệnh lớn hơn". Sứ mệnh lớn hơn, theo ông Đông, đó là chương trình Canh tác thông minh và sản phẩm phân bón chất lượng cao, gắn với sử dụng công nghệ tiên tiến, đã và đang trở thành một lựa chọn hứa hẹn trong hướng dẫn phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Không phải đơn giản mà dự án "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL" của Công ty Bình Điền đã nhận được Giải thưởng Hành động vì cộng đồng – Human Act Prize 2023 ở hạng mục "Dự án bền vững" (12/2023). Tại dự án này, Bình Điền đã bỏ công sức đầu tư xây dựng 26 trạm quan trắc đặt trên các kênh đầu nguồn. Các trạm này được kết nối với một app cài đặt trên điện thoại thông minh của nông dân. Cứ 15 phút hệ thống sẽ cập nhật số đo độ mặn của nước và hiển thị trên app. Nông dân sẽ dựa vào đó biết được giờ nào, nơi nào độ mặn thấp dưới 1/1.000 để chủ động bơm nước vào cánh đồng. Thậm chí, người dân có thể bơm nước tự động bằng thiết bị điều khiển từ xa.
Ngoài ra, Bình Điền còn nghiên cứu đặt thêm các ống xen kẽ để phân tích độ ẩm trong đất và mức nước phù hợp cần bơm vào. Cùng với đó là các cảm biến đo mật độ rầy, để phun xịt thuốc hiệu quả nhằm giảm chi phí mà hiệu quả canh tác cao hơn.
"Tham gia dự án, nông dân trở thành các 'chuyên gia' trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Nhờ vào các giải pháp kỹ thuật, sản phẩm nông sản làm ra vừa an toàn, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Tất cả điều đó đều nhằm tăng thu nhập cho nhà nông, đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính…", ông Phan Văn Tâm cho biết.
Ngoài ra, trước khi cung ứng phân bón, Bình Điền đã nghiên cứu thực tế để làm cơ sở xây dựng công thức phân bón và quy trình canh tác phù hợp cho đặc thù mỗi vùng đất, mỗi loại cây trồng. Điều này không khó hiểu khi Công ty Bình Điền là doanh nghiệp đầu tiên có Hội đồng Khoa học kỹ thuật và giữ ổn định trong nhiều năm, gồm những nhà nghiên cứu chuyên sâu về đất, phân bón, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, kinh tế… gần đây còn có cả chuyên gia về môi trường.
Đặt vấn đề về việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL của Bộ NNPTNT, Tổng Giám đốc Công ty Bình Điền Ngô Văn Đông cho biết, Bình Điền sẽ phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) triển khai và phát triển chuỗi giá trị phân bón hữu cơ từ rơm rạ tại các vùng trọng điểm của đề án. "Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng hướng đến nông nghiệp tuần hoàn và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa", ông Đông chia sẻ thêm.
Công ty Bình Điền đã tài trợ 330.000 USD cho Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế thực hiện chương trình nghiên cứu xử lý rơm rạ trên đồng ruộng. Trước mắt làm ở 6 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, kéo dài trong 3 năm. Sau khi ra được thành phẩm, Bình Điền sẽ thu mua lại làm giá thể cung cấp cho hệ thống rau sạch trồng trong nhà lưới hoặc làm phân hữu cơ cung cấp lại cho nông dân.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.