Thứ ba, 10/09/2024

TP.HCM nên làm gì để khắc phục "chỉ 1% nông sản của TP được bán trên sàn thương mại điện tử"?

12/06/2024 5:07 PM (GMT+7)

Nông nghiệp TP.HCM là nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế. Thế nhưng, hiện nay chỉ 1% nông sản của TP.HCM được bán trên sàn thương mại điện tử.

1% nông sản của TP.HCM được bán trên sàn thương mại điện tử

“Sản phẩm nông nghiệp TP.HCM tham gia vào các sàn thương mại điện tử còn rất ít, chưa được 1%. Thành phố đã bỏ lỡ một cơ hội rất lớn để bà con nông dân sản xuất nông nghiệp tham gia bán hàng hiệu quả hơn qua các sàn”, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết.

TP.HCM nên làm gì để khắc phục "chỉ 1% nông sản của TP được bán trên sàn thương mại điện tử"?- Ảnh 1.

TP.HCM có nhiều sản phẩm chế biến từ ngành nông nghiệp có tiềm năng phát triển. Ảnh: Quang Sung

Hiện nay, ngành nông nghiệp TP.HCM đang bắt đầu những bước đầu tiên, nỗ lực đưa sản phẩm nông nghiệp của TP.HCM lên sàn thương mại điện tử. Mới đây, Sở NNPTNT TP.HCM đã tổ chức hai hội nghị gặp gỡ và đối thoại với doanh nghiệp, HTX, các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2024, nhằm trao đổi về hướng phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm nông nghiệp.

Tại các buổi đối thoại, phần lớn doanh nghiệp và cá nhân cho biết họ gặp nhiều khó khăn khi bán nông sản trên sàn thương mại điện tử. Bà Nguyễn Ngọc Hương - Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt cho biết, công ty chuyên sản xuất bột rau, đã có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao và đã có bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

Theo bà Hương, doanh số bán hàng trên TikTok rất triển vọng song cũng không hề dễ dàng. Việc kinh doanh mặt hàng nông sản, thực phẩm phải đáp ứng nhiều điều kiện về thủ tục chứng nhận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty phải vừa học vừa cập nhật liên tục, đôi khi cũng gặp phải các lỗi vi phạm dẫn tới bị đóng tài khoản.

TP.HCM nên làm gì để khắc phục "chỉ 1% nông sản của TP được bán trên sàn thương mại điện tử"?- Ảnh 3.

Việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử không phải dễ, nhất là đối với những nông dân. Ảnh: T.H

Ông Bùi Ngọc Đức - chủ vườn mai Hữu Đức (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, nhiều nông dân trồng mai vàng trên địa bàn xã Bình Lợi thời gian qua đã tiếp cận được các cách quảng bá, bán hàng trên mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo. Tuy nhiên, vẫn chưa biết cách để xây dựng trên kênh thương mại điện tử Tiktok.

"Với diện tích 500ha trồng mai vàng trên địa bàn xã Bình Lợi, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng mai vàng. Vì vậy, bà con đều mong muốn xây dựng được kênh riêng cho mai vàng Bình Lợi, qua đó có thể đem đến những kỹ thuật, giống hoa mai được sưu tầm, lai tạo giới thiệu, bán cho nhiều người có cùng sở thích. Từ đó, giúp nâng cao giá trị cho cây mai vàng Bình Lợi nói riêng và sản phẩm nông nghiệp TP.HCM nói chung", ông Đức nói.

Làm thế nào để TP.HCM bán nông sản trên sàn thương mại điện tử hiệu quả

Theo ông Dương Minh Thông - Phó Ban Truyền thông Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), xu hướng bán hàng thông qua video, qua livestream đang hỗ trợ rất nhiều cho cả người bán và người mua trong quá trình giao dịch thương mại.

TP.HCM nên làm gì để khắc phục "chỉ 1% nông sản của TP được bán trên sàn thương mại điện tử"?- Ảnh 4.

Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội cho rất nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Ảnh: Quang Sung

“Chỉ nói riêng về nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, thì bán hàng qua livestream giúp người tiêu dùng có trải nghiệm tương đương với việc đến tận nơi, xem tận mắt, đánh giá được chất lượng hàng hóa nông sản định và muốn mua... còn người bán thì bán hàng được nhanh chóng hơn. Các sàn thương mại điện tử đang tạo ra những sân chơi mới cho nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản; đây có thể sẽ vẫn là một "vùng xanh" đầy tiềm năng trong thời gian tới”, ông Thông cho biết.

Phó giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cũng đánh giá cao tiềm năng của lĩnh vực thương mại điện tử. Theo ông Phú, đặc trưng của nông nghiệp thành phố là nông nghiệp đô thị, đạt các tiêu chuẩn tốt, có thể tham gia các sàn thương mại điện tử. Trình độ sản xuất của nông dân TP.HCM cũng rất cao.

"Về lâu dài, tất cả sản phẩm phải gắn vào chuỗi, từ đầu vào đến đầu ra. Sau đó, ngành nông nghiệp sẽ tham mưu, trình UBND TP.HCM về đề án về sàn thương mại điện tử để có định hướng cụ thể", ông Phú chia sẻ.

TP.HCM nên làm gì để khắc phục "chỉ 1% nông sản của TP được bán trên sàn thương mại điện tử"?- Ảnh 5.

TP.HCM có nhiều mô hình nông nghiệp hay, nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Quang Sung

Ông Thông gợi ý, để những nhà sản xuất, HTX, hộ kinh doanh thậm chí là nông dân có thể phát triển thương mại điện tử hiệu quả thì cần có khả năng sản xuất tương đối ổn định, đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa khi "bước chân lên sàn".

Về phía cơ quan quản lý, cần có kế hoạch dài hạn. Bởi ngành thương mại điện tử là ngành có biến động nhanh, thay đổi từng ngày, vì vậy, việc triển khai phải đảm bảo tính tốc độ và chính xác. Cần có chiến lược dài hạn cho sự thay đổi, chứ nếu không thì các bước triển khai đều là muộn so với thực tiễn

“Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của nhiều bên, với quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng; tham gia vào đúng với chức năng và thế mạnh của họ để giúp thành phố có thể triển khai thành công và bền vững mô hình này. Cần đặc biệt chú trọng đến đối tượng là các doanh nghiệp cung cấp nền tảng, các doanh nghiệp đang "thực chiến" trong việc cung cấp giải pháp, công cụ; thay vì các đơn vị "lý thuyết". Bởi đây là câu chuyện của thị trường, câu chuyện hiệu quả được đo bằng số, bằng thực chứng”, Phó Ban Truyền thông VECOM cho biết.

Ông Nguyễn Khánh Toàn - Phụ trách quan hệ Chính phủ TikTok Việt Nam cho biết, TikTok Shop là nền tảng giải trí kết hợp mua sắm nên có tốc độ tăng trưởng cao vì nhu cầu giải trí gấp 30 lần nhu cầu mua sắm.

Ngày 28/2/2023, TikTok đã ký với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, làng nghề, nông dân địa phương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP, du lịch nông thôn lên sàn thương mại điện tử.

UBND TP.HCM cũng đã ban hành Quyết định 313 về Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, mục tiêu xuyên suốt của kế hoạch là thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử bằng cách phát triển dịch vụ hoàn tất đơn hàng và thanh toán trực tuyến để giúp doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử theo chiều sâu, theo hướng thương mại trên thiết bị di động được thuận lợi hơn; giúp doanh nghiệp phát triển tốt trên thị trường trong nước để bắt đầu mở rộng ra thị trường quốc tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chợ an toàn thực phẩm ở TP.HCM hoạt động ra sao?

Chợ an toàn thực phẩm ở TP.HCM hoạt động ra sao?

Chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP.HCM) là chợ truyền thống được thành phố chọn triển khai mô hình “Chợ an toàn thực phẩm” với mục tiêu cạnh tranh các kênh bán lẻ hiện đại, đồng thời tạo niềm tin mua sắm nơi khách hàng.

Chị em đua nhau săn sale 9/9 online

Chị em đua nhau săn sale 9/9 online

Ngày đôi 9/9/2024 để tranh thủ săn sale, không ít chị em phụ nữ đã tranh thủ mua sắm đồ dùng cho bản thân và gia đình trong khi các sàn thương mại điện tử đang tung nhiều voucher giảm giá.

Thịt bò và loạt thực phẩm Hoa Kỳ đang bán với giá hấp dẫn

Thịt bò và loạt thực phẩm Hoa Kỳ đang bán với giá hấp dẫn

Hàng loạt thực phẩm Hoa Kỳ như thịt gà Tyson, thịt bò thượng hạng, các loại trái cây đặc trưng như táo Envy, Jazz, Fuji, nho, quả anh đào đến thực phẩm khô đa dạng như nước sốt, chocolate, lúa mì… đang được bán với giá hấp dẫn tại TP.HCM.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc liên quan bảng giá đất TP.HCM

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc liên quan bảng giá đất TP.HCM

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp với cùng các bộ, ngành có liên quan vào ngày 10/9/2024 để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc liên quan bảng giá đất điều chỉnh tại TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ khách hàng bị bão số 3 ảnh hưởng

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ khách hàng bị bão số 3 ảnh hưởng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 9/9 có văn bản gửi các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

39 tỷ USD vẫn không đủ để Circle K 'nuốt' luôn 7-Eleven

39 tỷ USD vẫn không đủ để Circle K 'nuốt' luôn 7-Eleven

Thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới trong năm nay đã không thành hiện thực vì mức giá 39 tỷ USD từ chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K bị bên muốn bán từ chối.