Theo dữ liệu của nền tảng phân tích thị trường Metric, top 10 thương hiệu ngành bách hóa và thực phẩm có doanh thu cao nhất năm 2023 gồm những tên tuổi như sữa Ensure, sữa Vinamilk, bia Tiger, sữa TH, Nescafe, sữa Milo... Chính nhờ TMĐT, các công ty sản xuất chỉ mất 10% chi phí bán hàng tính theo sản phẩm trong khi đối với các đại lý hay cửa hàng bán trực tiếp, tỷ lệ này phải lên tới 30-40%.
Lý do là bởi không cần chi phí thuê địa điểm và vận hành lượng nhân sự lớn như cửa hàng trực tiếp, TMĐT là mảnh đất màu mỡ cho các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ và cả các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh lớn.
Không có lợi thế về thực phẩm tươi sống nên các sản phẩm bán chạy nhất trên TMĐT thuộc ngành thực phẩm là sữa bột, sữa tươi, bia, thực phẩm khô như bánh tráng, granola, cà phê hòa tan, gạo, dầu thực phẩm... Theo số liệu từ Metric, như thùng 12 hộp sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% không đường hộp giấy 1 lít tại gian hàng chính hãng trên Lazada đã ghi nhận tới hơn 100.000 lượt bán. Tại gian hàng Ensure chính hãng trên Shopee, ít nhất 6 sản phẩm đang sở hữu trên 10.000 lượt bán; đáng chú ý nữa là có sản phẩm thu hút hơn 233.000 lượt.
Công ty phân tích thị trường này dự báo 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến những bùng nổ trong TMĐT. Trong đó, hình thức bán trực tiếp đến người tiêu dùng (direct to consumer) sẽ tiếp tục càng quen thuộc hơn. Nghĩa là nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm trực tiếp tới người mua thông qua các sàn TMĐT mạnh nhằm tiếp tục hướng tới doanh số cao hơn và chi phí thấp hơn.
Hiệu quả kỳ vọng do Metric cung cấp cho thấy nếu áp dụng mô hình B2B2C bán qua đại lý như đã từng, họ sẽ phải bỏ ra từ 35% - 40% chi phí trên giá thành sản phẩm dành cho các đại lý.
Nhưng nếu bán trên sàn TMĐT, họ sẽ chỉ tốn mức phí thấp hơn rất nhiều (khoảng chưa đến 10%); và số tiền dư ra đó có thể trừ trực tiếp vào giá bán hoặc đầu tư cho tính năng sản phẩm.
Metric khuyến cáo các nhà sản xuất nào "yêu" TMĐT cần phải hiểu rõ quy trình hoạt động trên sàn, nghiên cứu kỹ hướng tiếp cận khách trên thị trường này đồng thời xây dựng chính sách bán hợp lý để cân bằng mối quan hệ với nhà phân phối. Việc các nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh sang nền tảng TMĐT dự báo cuộc chiến về giá sẽ tiếp tục khốc liệt trong năm 2024.
Năm 2023, tổng doanh thu trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn tại Việt Nam (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop) đạt 233,2 ngàn tỷ đồng, tăng 53,4% so với 2022, theo Metric. Trong đó, các ngành làm đẹp, nhà cửa & đời sống, thời trang nữ, điện gia dụng vẫn đóng góp nhiều nhất vào thành tích này khi đều chiếm từ 11% đến 25% thị phần doanh thu toàn thị trường.
Các ngành hàng này vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Trong đó, ngành làm đẹp tăng 52,2% doanh thu so với năm 2022, ngành điện gia dụng đến 55,1%.
Nhưng tăng mạnh nhất là ngành bách hóa - thực phẩm: 64,8% so với năm 2022 nhưng chỉ đóng góp khoảng 5% vào tổng doanh thu, tương đương khoảng 11.000 tỷ đồng.
Doanh số 11.000 tỷ đồng này đang bằng 1/3 doanh thu của hệ thống siêu thị WinMart/ WinMart+ (của tập đoàn Masan) và của chuỗi Bách Hóa Xanh thuộc công ty Thế Giới Di Động. Năm 2023, WinMart/ WinMart+ có doanh thu 30.054 tỷ đồng, và Bách Hóa Xanh cao hơn chút ít, đạt 31.600 tỷ đồng.
Mức giá trung bình chung người tiêu dùng chi cho một sản phẩm ngành bách hóa – thực phẩm trên TMĐT trong năm 2023 là 80.000/sản phẩm. Các phân khúc giá đem lại doanh thu và sản lượng bán ra tốt nhất là 10.000–50.000 đồng và 50.000–100.000 đồng, theo Metric.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.