Món bánh xèo miền Trung được chế biến khéo léo. Video: Hoài Anh
Nhắc đến bánh xèo, nhiều người nghĩ đến những chiếc bánh to, màu vàng được đúc từ chiếc chảo lớn. Ở vùng đất miền Trung xa xôi, nhiều tỉnh như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… lại có cách chế biến món bánh xèo rất khác.
Khác với bánh xèo miền Tây, bánh xèo miền Trung có kích thước nhỏ như lòng bàn tay, được đúc từ khuôn nhỏ. Trước khi đổ bột, người làm bánh cho một lượng dầu vừa đủ vào khuôn, rồi cho giá, tôm, mực vào dầu nóng, sau đó đổ một lớp bột gạo lên. Khi dầu nóng, lớp bột đổ vào tạo ra âm thanh “xèo” đặc trưng. Nếu nhân là trứng thì cho vào sau khi đã cho bột vào khuôn.
Ông Nguyễn Quốc Dũng (chủ quán bánh xèo tại Phú Yên) cho biết quán của ông chỉ phục vụ khách từ 16h đến 22h. Nếu bán cả ngày, ông Dũng sẽ không kịp chuẩn bị bột và các nguyên liệu cho buổi bán ngày sau.
“Phần bột làm bánh xèo được làm từ bột gạo. Gạo được ngâm nước qua đêm cho nở rồi đem đi xay nhuyễn. Trước đây, tôi bán một đĩa 4 bánh chỉ có giá 10.000 đồng. Tuy nhiên, do giá gạo, tôm tăng nên bây giờ tôi bán 1 đĩa gồm 3 bánh có giá 12.000 đồng”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết trước kia quán ông chỉ bán cho người dân địa phương nhưng sau này có nhiều khách du lịch tiện đường đến Gành Đá Đĩa đã ghé qua. Nhờ giá rẻ, bánh giòn, mắm ngon nên quán bánh xèo của ông Dũng lúc nào cũng đông khách.
Nhân bánh xèo miền Trung cũng mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người miền biển, người bán thường dùng hải sản để làm nhân. Khi dầu nóng, người làm bánh cho tôm, hoặc mực vào, nhanh tay đảo cho nhân chín săn lại, rồi mới đổ phần bột vào khuôn, thêm nhúm giá, khi bánh chín thì phần nhân cũng vừa chín tới. Hải sản thường được để tươi nên vị bánh xèo không thể lẫn đâu được.
Sau 3-5 phút, chiếc bánh xèo sẽ chín, giòn, người làm bánh sẽ gập lại, đưa ra dĩa để thực khách thưởng thức. Chiếc bánh đơn giản với bột gạo, nhân tôm mực ăn kèm với rau sống, nước chấm từ lâu đã trở thành món ăn chơi bình dị của người dân quê. Đặc biệt, vào những ngày mưa, ăn một chiếc bánh xèo nóng sẽ là một cảm giác rất đặc biệt.
Bánh xèo miền Trung không có sự hấp dẫn mang lại bởi màu vàng của nghệ. Tuy nhiên, bù lại vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống chính là điểm đặc biệt của bánh xèo miền Trung. Thông thường, bánh xèo miền Trung ăn kèm với hai loại mắm: mắm đục (làm từ cá cơm muối chín) hoặc mắm ngọt (gần giống với mắm bánh xèo miền Tây).
Bánh xèo miền Trung tuy giản dị, dân dã nhưng lại chiếm được cảm tình của nhiều người vì cái hấp dẫn rất riêng của nó. Chiếc bánh nhỏ, nóng hổi, ăn kèm cùng các loại rau sống cùng với nước chấm đặc biệt của bà con miền biển với dư vị khó quên.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.