Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đánh giá thị trường hàng không Việt Nam đang trên đà phục hồi, nhưng có sự không đồng đều giữa các phân khúc.
Vận chuyển hàng hóa phục hồi nhanh và đã có sự tăng trưởng so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19, trong khi vận chuyển hành khách phục hồi chậm hơn. Trong đó, thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng cao so với giai đoạn năm 2019. Nhưng thị trường quốc tế phục hồi rất chậm, dự báo phải tới cuối năm 2023 mới phục hồi hoàn toàn.
Trong bối cảnh các hãng bay đang tăng tốc bay quốc tế thì thị trường bất ngờ đón nhận tin "không vui". Theo đó, trong khi chờ các quyết định tiếp theo của Trung Quốc về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam cũng buộc phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc sang cuối tháng 4 hoặc tháng 5/2023
Trước đó từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế thường lệ đến nước này. Cục Hàng không Việt Nam đã họp với đại diện các hãng hàng không Việt Nam, về kế hoạch khai thác đến Trung Quốc. Sau đó, các hãng đã có kế hoạch mở lại nhiều đường bay, tăng chuyến bay đến Trung Quốc từ tháng 3/2023.
Đến giữa tháng 2/2023, ngành du lịch Trung Quốc công bố mở lại tour du lịch đến 20 quốc gia, nhưng Việt Nam không có tên trong danh sách này. Điều này được đánh giá đã làm chậm kế hoạch khai thác của các hãng hàng không Việt Nam.
Do vậy, với chính sách mới, các hãng hàng không Việt Nam phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc đến cuối tháng 4/2023 hoặc sang tháng 5/2023, để chờ các quyết định tiếp theo của quốc gia này về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam.
Các chuyên gia đánh giá việc lùi thời gian kết nối các đường bay ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục thị trường quốc tế. Trong khi các hãng hàng không Việt Nam đều đã xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh.
Là hãng hàng không đã chuẩn bị các phương án, kế hoạch để sớm mở lại đường bay tới Trung Quốc, ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám Vietnam Airlines, cho biết: "Thị trường hàng không quốc tế đóng góp 40% sản lượng khách, 60% doanh thu và nội địa là ngược lại".
"Khi các đường bay quốc tế, đặc biệt là đường bay tới Trung Quốc và các nước khác chưa mở lại, có nghĩa là hàng không chưa hoàn toàn phục hồi", ông Thành khẳng định.
Trước thời điểm dịch năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng hàng không của hai nước khai thác, trong đó 11 hãng Trung Quốc khai thác 32 đường bay từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang), với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần.
Phía Việt Nam Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) đến 48 điểm tại Trung Quốc. Tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ, và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (421 chuyến/tuần).
Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau thị trường Hàn Quốc) với lượng hành khách đi lại phần lớn là khách du lịch. Sản lượng vận chuyển năm 2019 đạt xấp xỉ 8 triệu khách, trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt trên 4,6 triệu khách, chiếm trên 60%.
Cuối năm 2022, phía Trung Quốc đồng ý cho phép các hãng bay Việt Nam được khai thác 15 chuyến đến Trung Quốc mỗi tuần, và các hãng hàng không Trung Quốc cũng thực hiện 15 chuyến bay mỗi tuần đến Việt Nam, theo nguyên tắc đối đẳng.
Ngay sau đó, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet đã nhanh chóng triển khai lại các đường bay đến Trung Quốc. Chuyến bay VN 502 khởi hành từ TP.HCM đi Quảng Châu lúc 9 giờ 55 ngày 9/12/2022 đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau gần 3 năm dừng bay vì đại dịch bùng phát.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.