Thứ năm, 21/11/2024

Giá đất mới nhiều nơi ở TP.HCM sẽ tăng 5 - 10 lần, sát hơn với giá thị trường

25/07/2024 5:27 PM (GMT+7)

So với bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, giá đất dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 tại các khu vực trung tâm TP.HCM đã tăng gấp 5 - 10 lần.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP.HCM, về bảng giá đất trên địa bàn. 

Giá đất ở cao nhất 810 triệu đồng/m2

Giá đất dự kiến điều chỉnh tại một vài tuyến đường trung tâm như Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi lên tới 810 triệu đồng/m2.

Giá đất mới nhiều nơi ở TP.HCM sẽ tăng 5 - 10 lần, sát hơn với giá thị trường- Ảnh 1.

Theo dự thảo, một loạt địa điểm được điều chỉnh lên gấp 10 - 15 lần giá cũ. Ảnh: H.T

Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/12/2024. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cùng các đơn vị có liên quan sẽ tổng kết, đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội để tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2025. 

Đối với việc xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.

Trong 5 tháng cuối năm 2024, giá đất ở đô thị tại các tuyến đường thuộc trung tâm thành phố dự kiến điều chỉnh tăng lên tới 300 - 800 triệu đồng/m2 . Đặc biệt, trong 5 tháng cuối năm 2024, giá đất tại các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có thể lên tới là 810 triệu đồng/m2 (tăng 648 triệu đồng/m2 so với bảng giá đất hiện hành).

Trong bảng giá đất kỳ này, thành phố cũng dự kiến đất thương mại, dịch vụ bằng 80% giá đất ở liền kề. Giá đất không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư cùng khu vực.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; Đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp được tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Giá đất không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư cùng khu vực.

Một vài tuyến đường tại quận 1 khác như đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Công trường Mê Minh đến cầu Nguyễn Tất Thành) dự kiến lên tới 528 triệu đồng/m2 (tăng 422,4 triệu đồng/m2) hay đường Phạm Hồng Thái có thể có giá 418 triệu đồng/m2 (tăng 334,4 triệu đồng/m2).

Tại TP. Thủ Đức, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 chỉ có giá từ 5 - 7 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2 thì giờ cũng tăng vọt. 

Theo dự thảo, một loạt địa điểm ở "khu nhà giàu" được điều chỉnh lên gấp 10 - 15 lần giá cũ, có nơi tăng gấp 16,2 lần như một đoạn cuối đường Nguyễn Văn Hưởng (phường Thảo Điền) có giá từ 9,2 - 149 triệu đồng/m2 hay một đoạn Đường 13, khu phố 4 (phường An Phú) có giá giá từ 5,2 triệu đồng/m2 lên 91 triệu đồng/m2 (tăng gấp 17,5 lần). 

Tương tự, nhiều tuyến đường tại quận 7, 4, 12 dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng giá gấp 10 - 15 lần so với bảng giá đất hiện hành.

Tăng thuế sử dụng đất 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, việc điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, khi áp dụng sẽ tác động đến một số nhóm đối tượng.

Chẳng hạn, với nhóm hộ gia đình, cá nhân được công nhận và chuyển mục đích sử dụng đất sẽ áp dụng bảng giá đất cho tất cả diện tích không phân biệt diện tích trong hay ngoài hạn mức. Trong đó, đối với diện tích đất ngoài hạn mức không bị ảnh hưởng do bảng giá đất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường.

Giá đất mới nhiều nơi ở TP.HCM sẽ tăng 5 - 10 lần, sát hơn với giá thị trường- Ảnh 2.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết cần thiết phải điều chỉnh giá đất cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2024. Ảnh: H.T

Tuy nhiên, đối với diện tích đất trong hạn mức sẽ có xét đến các mốc thời điểm sử dụng đất để quy định tỷ lệ thu trên cơ sở bảng giá đất (nội dung này đang được Chính phủ đưa vào dự thảo Nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất).

Đối với việc tính thuế sử dụng đất. Trước đây, mức thuế sử dụng đất áp dụng mức 0,03% của giá đất tại bảng giá đất. Đến nay, bảng giá đất được điều chỉnh tiệm cận giá thị trường, do đó, mức thuế sử dụng đất sẽ tăng lên.

Một số trường hợp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng như: Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai; Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

Tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp không bị tác động khi điều chỉnh bảng giá đất, như: Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm; Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, bảng giá đất cũ bị khống chế bởi quy định tại Nghị định số 96/2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất (tối đa 162 triệu đồng). Điều này dẫn đến giá đất chưa tiệm cận giá đất thị trường, nên cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2024.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai quy định Bảng giá đất được áp dụng cho 12 trường hợp để thực hiện các thủ tục hành chính nên có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội. Do đó, nếu không triển khai bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng trên địa bàn thành phố thì dẫn đến ách tắc trong giải ngân đầu tư công và thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và các tổ chức.

Việc xây dựng quyết định điều chỉnh bảng giá các loại đất có tính đến xu hướng và mức độ biến động của thị trường, đảm bảo bảng giá các loại đất tương đồng giá đất thị trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.