Sự kiện quan trọng của thành phố chào đón hơn 35 đoàn lãnh đạo đến từ các địa phương quốc tế có quan hệ hợp tác hữu nghị với TP.HCM đến tham dự.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh chủ đề của Đối thoại Hữu nghị năm nay là: "Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm phát triển và ưu tiên hợp tác".
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chuyển đổi công nghiệp đã trở thành xu hướng toàn cầu, với việc đầu tư vào công nghệ cao và kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Vì vậy, ông Mãi khẳng định: "Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi công nghiệp sâu rộng, nơi mà đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trở thành các yếu tố quyết định cho thành công".
Để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, TP.HCM phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.
Theo số thống kê, hiện tại tỷ lệ các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GRDP của TP.HCM. Mục tiêu của TP.HCM là nâng tỷ lệ này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định.
Ban Tổ chức Hội nghị Đối thoại cho biết TP.HCM đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng công nghệ cao có thể tăng năng suất lao động lên đến 30% trong vòng 10 năm tới, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh: "Chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước".
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ rõ các cơ hội hợp tác trong chuyển đổi công nghiệp để hướng tới công nghệ cao, bao gồm: Chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao…
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho biết, trong quá trình chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM, các đối tác quốc tế là các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm phát triển và nguồn lực quan trọng cho chuyển đổi (nhân lực, tài lực); các địa phương là đối tác của thành phố; các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia; các viện - trường đại học và các chuyên gia hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Tại Hội nghị Đối thoại hôm nay, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh TP.HCM đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu tư vào công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất lên đến 20% và giảm lượng khí thải carbon đến 15% trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Vì vậy, mục tiêu của thành phố là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định với các đối tác quốc tế.
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.
Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lắng nghe nông dân nói" là dịp để nông dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo.
Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.
Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.
Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.