Thứ năm, 02/05/2024

Sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam

15/03/2024 7:08 AM (GMT+7)

Nhật Bản giới thiệu sò điệp và các loại hải sản cao cấp vào Việt Nam và đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng khi hàng loạt nhà hàng Nhật Bản đang mọc lên ngày càng nhiều.

Ngày 14/3, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh “Taste of Japan in Vietnam Scallop & Japanese Seafood Expo” tại TP.HCM nhằm giới thiệu và quảng bá thủy hải sản Nhật Bản, trọng tâm là sò điệp đến các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam.

Đầu bếp Kobayashi Kojiro - chủ nhà hàng Nhật Bản "Khang" tại Hà Nội - Đại sứ thiện chí ẩm thực Nhật Bản do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản bổ nhiệm năm 2020, đã giới thiệu về đặc điểm và sức hấp dẫn của sò điệp Nhật Bản.

Trong khi đó, đầu bếp Hoshi Phan - đầu bếp nổi tiếng với hơn 6,5 triệu lượt theo dõi trên TikTok đã biểu diễn chế biến các món ăn sử dụng nguyên liệu Nhật Bản là sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ.

Sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam- Ảnh 1.

Nhật Bản giới thiệu sò điệp và các loại hải sản cao cấp vào Việt Nam. Ảnh: Phúc Minh

Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm Nhật Bản đạt xấp xỉ 1.454,7 tỷ Yên vào năm 2023. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này lên 2.000 tỷ Yên vào năm 2025 và đạt mốc 5.000 tỷ Yên vào năm 2030. Trong số các sản phẩm thủy hải sản, sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản hiện đang triển khai các hoạt động nhằm quảng bá sự hấp dẫn của thủy hải sản Nhật Bản ở trong và ngoài nước, và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.

Ông Toru Yoshimatsu - đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, cho biết Nhật Bản có lợi thế về việc nuôi sò điệp nên chủ động về nguồn hàng, đảm bảo độ tươi để cung cấp cho các thị trường.

Nhật Bản có các tổ chức xúc tiến thương mại có thể kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hải sản Nhật Bản có thể nhanh chóng tìm nguồn hàng.

Phía Nhật cũng đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng khi số lượng nhà hàng Nhật Bản tăng cao. Sushi chính là loại thực phẩm phổ biến tại các thành phố lớn Việt Nam như TP.HCM.

Việt Nam có nhiều nhà máy gia công hải sản, trong đó có sò điệp nên có nhiều kinh nghiệm. Các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để làm nơi gia công, từ đó xuất khẩu sang Mỹ, các nước khu vực Đông Nam Á.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.