Sáng 8/3, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ban chỉ đạo) TP.HCM tổ chức Hội nghị kết nối xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng hàng Việt Nam.
Tại hội nghị đã diễn ra 3 nội dung ký kết trong Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.HCM gồm: Ký thỏa thuận triển khai Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa 6 hệ thống phân phối hàng đầu, gồm: Saigon Co.op, Satra, AEON, Central Retail, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh; Ký bao tiêu sản phẩm của nhà cung cấp có trách nhiệm tiên phong tham gia Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa; Sở Công Thương và Sở Thông tin Truyền thông ký thỏa thuận hợp tác triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển kênh bán hàng trực tuyến, triển khai tập huấn bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống.
Theo đó, những sản phẩm vi phạm cam kết về chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ được tất cả hệ thống phân phối trong chương trình đánh giá lại, có nguy cơ đánh mất hoàn toàn thị trường. Minh bạch thông tin sẽ giúp nhà sản xuất nắm rõ các tiêu chí để đưa hàng về thị trường TP.HCM, chấm dứt tình trạng thủ tục vào siêu thị khó khăn và tốn kém đồng thời giúp giảm chi phí so với kiểm nghiệm riêng lẻ, chấm dứt tâm lý hạ chất lượng hàng hóa để giảm giá cả.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn bố trí một khu vực để trưng bày một số mặt hàng tiêu biểu; khu vực kết nối B2B, trao đổi hợp tác giữa hệ thống phân phối và đơn vị sản xuất. Mục tiêu là tạo không gian để các doanh nghiệp sản xuất gặp gỡ, tìm hiểu quy trình, thủ tục tham gia vào hệ thống phân phối. Đồng thời, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp phân phối tìm kiếm được những nhà cung ứng tiềm năng, đáp ứng tiêu chí để mở rộng và nâng chất các mặt hàng đưa vào hệ thống.
Bà Trần Kim Yến - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thành phố cho biết, Ban chỉ đạo luôn trăn trở và mong muốn cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cuộc vận động, chuyển từ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang “Hàng Việt chinh phục người Việt”.
Bà Yến nhìn nhận, hiện nay có nhiều doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm mà họ và người thân sẵn sàng sử dụng; nhiều hệ thống phân phối xem vấn đề kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng hàng hóa là yếu tố sống còn.
“Đây là điều rất đáng mừng, cũng là điều kiện cần để Ban chỉ đạo đề ra Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hoá; Chương trình thực hiện kết nối các hệ thống phân phối, hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên tinh thần tự nguyện, cùng xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử, cùng hành động; cùng nói không đối với nhà cung cấp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng; từ đó tạo sức răn đe tổng hợp; định hướng chuỗi cung ứng phát triển lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm”, bà Yến phát biểu.
Được biết, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã trải qua hơn 10 năm thực hiện. Qua khảo sát tại một số siêu thị như Co.op mart, Satra, Bách Hóa Xanh… hàng Việt chiếm 90 - 95% tổng sản phẩm. Tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như Aeon, Centrail Retail, Mega Market… hàng Việt chiếm tỷ lệ từ 80 - 90%. Ngoài ra, tại kênh phân phối là các chợ, cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 80% trở lên.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, năm 2024, để cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo cuộc vận động tại TP.HCM đã triển khai giải pháp phối hợp các ngành, các cấp, tăng cường kết nối các địa phương với nhiều chương trình lồng ghép như: Đề án Phát triển thương mại trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…
Các chương trình sẽ tăng cường kết nối các tỉnh, thành phố trong cả nước tạo thêm sức mạnh tổng hợp trong sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam.
Trong đó, trọng tâm của hoạt động nâng chất hàng Việt kể từ năm 2024 chính là “Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.HCM”.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (tức siêu bão Yagi).
Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.
Thảo cầm viên Sài Gòn đứng trước nguy cơ trước nguy cơ tạm ngưng hoạt động khi bị truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế.
11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.