Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành thói quen với người dân ở nhiều tỉnh, thành phố. Từ uống cốc trà đá, mua mớ rau... với giá vài nghìn đồng người dân cũng quét mã QR để thanh toán.
Mô hình "chợ 4.0" đã trở thành xu hướng tất yếu, nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều tiệm kinh doanh, các các sạp hàng bán rau, thịt, cá ngoài chợ cóc hay các tiệm trà đá đều có mã QR code để giúp khách dễ thanh toán.
Hình thức thanh toán này đại diện cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong từng giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Dạo quanh khu chợ dân sinh trên đường Nguyễn Thị Thập (Cầu Giấy, Hà Nội) theo ghi nhận của phóng viên, đa số các sạp hàng đều dán mã QR ở vị trí thuận lợi để khách quét thanh toán.
Chị Hằng (một tiểu thương tại chợ dân sinh trên đường Nguyễn Thị Thập) cho biết, trước kia, chị rất băn khoăn và ngại thay đổi vì nghĩ thanh toán qua mã QR phức tạp, khó làm. Tuy nhiên, sau khi được hướng dẫn, chị lại rất hài lòng với tiện ích này. Không phải cầm nhiều tiền mặt khiến chị cũng bớt lo lắng về việc cầm phải tiền giả, rơi rớt hay mất mát, nhầm lẫn.
"Nhiều khách chỉ mua mớ rau 3.000 – 5.000 đồng cũng xin quẹt mã QR vì không mang theo tiền mặt", chị Hằng nói.
Tương tự, gánh hàng rau của chị Đào trong khu chợ dân sinh này cũng có sẵn một tờ giấy in mã QR được bọc bằng nhựa cẩn thận. Theo chị Oanh, việc quét mã QR thanh toán bây giờ tiện hơn việc phải trả tiền mặt rất nhiều.
"Trước đây, khách mua của tôi rất hay đưa tiền chẵn trong khi mớ rau có vài nghìn đồng. Nhiều lúc tôi đổi mãi không được tiền lẻ nên cũng rất mất công khi bán hàng. Bây giờ có thanh toán quét mã như thế này đỡ tốn công hơn rất nhiều", chị Đào cho hay.
Hàng trà đá vỉa hè ven đường cũng nhanh chóng nhập cuộc khi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng ngày càng phổ biến. Chủ quán cho biết, giờ mà không có quét mã QR thì không có mấy ai uống nước cả.
"Quét QR chuyển khoản được nhiều người sử dụng lắm, một cốc trà đá 3000 họ cũng chuyển tiền nên không có tài khoản bây giờ rất khó bán hàng. Có mã QR, thậm chí còn chẳng phải đọc số tài khoản nên đỡ mất nhiều thời gian, tiền thì về tài khoản ngay", chủ quán trà đá cho biết.
Là một người trẻ, năng động, Yến Trang (20 tuổi, Cấu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Mình thấy từ lúc xuất hiện hình thức thanh toán bằng chuyển khoản hay quét mã QR rất tiện trong việc mua bán.
Trước đây mỗi khi đi mua sắm, đi chợ, đặc biệt là mua những món đồ có giá trị lớn phải mang theo nhiều tiền mặt nên rất nguy hiểm. Nhưng bây giờ thì khác, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh là mình có thể mua mọi thứ một cách dễ dàng, nhanh gọn".
Theo SKĐS
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.