Thứ sáu, 11/10/2024

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam?

30/03/2023 12:54 PM (GMT+7)

Hà Nội là nơi có mức giá đắt đỏ nhất nước năm 2022. Đứng thứ nhì là Quảng Ninh, TP.HCM ở vị trí thứ ba. Trong nhóm tỉnh thành có giá đắt đỏ nhất còn có Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở chiều ngược lại, Quảng Trị, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Nam Định là 5 tỉnh có chi phí sống thấp nhất.

Theo báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022 do Tổng cục Thống kê vừa công bố, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong số 63 tỉnh thành, với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2022. Quảng Ninh đứng thứ 2, với chỉ số giá sinh hoạt bằng 99,89% Hà Nội.

3 tỉnh thành còn lại trong nhóm 5 địa phương có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian đắt nhất là TP.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa- Vũng Tàu.

Vì sao Quảng Ninh, Vũng Tàu có chi phí giá đắt đỏ?

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam? - Ảnh 1.

Quảng Ninh là tỉnh có chi phí sinh hoạt đắt đỏ thứ 2 Việt Nam do là trung tâm du lịch, kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Ảnh: Ban KTTW

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có nhiều nhóm chỉ số giá cao hơn cả Hà Nội, như hàng hóa và dịch vụ khác; giáo dục; thuốc và dịch vụ y tế; đồ uống và thuốc lá; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Lý do Quảng Ninh có giá đắt đỏ thứ hai cả nước, được lý giải do đây là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm phát triển năng động. Quảng Ninh cũng là trung tâm du lịch, kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động, dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.

Ở vị trí giá sinh hoạt đắt đỏ thứ ba, thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước- TP.HCM có chỉ số SCOLI bằng 96,2%. Một số nhóm hàng hóa của TP.HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội và Quảng Ninh, gồm may mặc, mũ nón và giày dép; văn hóa giải trí và du lịch;  thiết bị và đồ dùng gia đình.

Báo cáo lý giải TP.HCM là hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bên cạnh nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu của người dân. TP.HCM đã tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hoá, nên giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội.

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam? - Ảnh 2.

TP.HCM có lợi thế nguồn cung hàng hóa dồi dào, tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hoá tốt nên giá các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội. Ảnh: Phúc Minh

Nhưng TP.HCM cũng có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội, là hàng hóa và dịch vụ khác; đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.

Cũng như Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 5 cả nước với chỉ số SCOLI năm 2022, tăng mức đắt đỏ 6 bậc so với năm 2021, được lý giải là do tỉnh này có vị trí chiến lược rất quan trọng với khu vực và cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển lớn, là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á...

Các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải biển, logistics và đặc biệt là du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu nhập tăng nhanh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Và mức giá hàng hóa và dịch vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu theo đó cũng tăng cao.

Riêng Đà Nẵng, mức giá đắt đỏ được cho đây là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ... Đà Nẵng cũng là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng.

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam? - Ảnh 3.

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong Top 5 tỉnh thành có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam vì thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, có hệ thống cảng biển lớn... Ảnh: TVP

Cũng như TP.HCM, nhiều nhóm hàng của Đà Nẵng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội, nhưng cũng có nhiều nhóm có giá cao hơn, thuộc về đồ uống và thuốc lá; giáo dục; giao thông; thuốc và dịch vụ y tế.

Miền Tây có giá sinh hoạt rẻ nhất nước

Ở chiều ngược lại, Quảng Trị là tỉnh có chỉ số giá sinh hoạt năm 2022 thấp nhất cả nước.

Theo lý giải, Quảng Trị có lợi thế về vị trí địa lý vìằm cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km, giúp việc lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. 

Ngoài ra, những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Quảng Trị giữ được đà tăng trưởng cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong tỉnh và cả vùng.

Cùng với đó, giá lương thưc, thực phẩm; may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình; dịch vụ giáo dục, y tế thấp, chi phí du lịch rẻ, là các yếu tố kéo mức giá sinh hoạt của Quảng Trị thấp nhất cả nước.

Trong nhóm tỉnh thành có mức giá sinh hoạt rẻ nhất nước, có rất nhiều tỉnh miền Tây. Hai tỉnh có giá sinh hoạt thấp thứ hai cả nước sau Quảng Trị là Bến Tre và Trà Vinh. Tiếp theo là Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Ngoài ra, Nam Định, Gia Lai, Tây Ninh, Phú Thọ cũng là những tỉnh có giá sinh hoạt rẻ nhất nước năm 2022.

Việc nhiều tỉnh miền Tây có giá sinh hoạt rẻ nhất nước có lý do vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có chỉ số giá sinh hoạt thấp nhất cả nước trong nhiều năm nay. Năm 2022, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của Đồng bằng sông Cửu Long, có 6 nhóm hàng có mức giá bình quân thấp hơn mức giá của vùng Đồng bằng sông Hồng. 

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam? - Ảnh 5.

Lợi thế địa lý, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp giúp miền Tây luôn có chi phí sống rẻ nhất nước. Ảnh: K. Ngân

Lợi thế giúp Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số giá thấp nhất cả nước do đây là vùng có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nên lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình đều có mức giá thấp.

Năm 2022, vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp tục là vùng có giá cả đắt đỏ nhất cả nước. Thứ hai là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tiếp theo là Đông Nam Bộ. Các vị trí kế tiếp lần lượt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều tỉnh thành có mức giá biến động mạnh năm 2022

Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022 của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra  mức độ biến động giá tại nhiều tỉnh thành trong năm 2022. Theo đó, có 25 tỉnh thành giảm mức độ đắt đỏ, nhưng đến 30 địa phương tăng mức độ đắt đỏ. Chỉ có 8 tỉnh thành có mức giá sinh hoạt ổn định.

Tỉnh thành nào có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam? - Ảnh 6.

Giá hàng hóa, nguyên vật liệu tăng mạnh trong năm 2022 khiến cả nước có đến 30 tỉnh thành có chi phí sinh hoạt tăng so với năm 2021. Ảnh: Phúc Minh

Đáng chú ý, các địa phương có mức giá không biến động phần lớn năm trong nhóm có giá sinh hoạt cao nhất, là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Ngoài ra, nhóm ổn định còn có Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, và Cà Mau.

Các tỉnh giảm mức độ đắt đỏ hơn năm 2021 là Bắc Kạn, Long An, Đồng Tháp, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tĩnh. Trong đó, Bắc Kạn có chỉ số SCOLI năm 2022 thay đổi biên độ lớn nhất cả nước, khi giảm mức đắt đỏ xuống đến 17 bậc so với năm 2021.

Ngược lại, Thanh Hóa, Tiền Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Lâm Đồng là các tỉnh có biến động tăng mạnh mức độ đắt đỏ trong năm 2022. 

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành; giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Chỉ số SCOLI năm 2022 được biên soạn cho 6 vùng kinh tế - xã hội, trong đó so sánh giá của 5 vùng với vùng Đồng bằng sông Hồng; và biên soạn cho 63 tỉnh, trong đó so sánh giá của 62 địa phương với Hà Nội.

Kết quả cho thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng có chỉ số SCOLI cao nhất, Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số SCOLI thấp nhất.

 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bước đi mới trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của tập đoàn từ UAE

Bước đi mới trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của tập đoàn từ UAE

Việt Nam giờ đây đóng vai trò quan trọng tại khu vực Đông Nam Á trong hệ thống sản xuất và cung ứng vật liệu nhựa hiện đại của tập đoàn Pearl Polyurethane Systems (Pearl) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE.

Phát hiện công nghệ giúp tài xế lái ô tô giảm buồn ngủ

Phát hiện công nghệ giúp tài xế lái ô tô giảm buồn ngủ

Công nghệ plasmacluster ion được chứng minh có thể cải thiện hiệu suất lái xe, bao gồm giảm khoảng cách dừng khi có sự cố đột ngột, đánh lái mượt mà hơn và giảm buồn ngủ cho các tài xế ô tô.

Vietnam Foodexpo 2024: Ra mắt các thương hiệu lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Vietnam Foodexpo 2024: Ra mắt các thương hiệu lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Đánh dấu kỷ niệm 10 năm tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 tiếp tục là cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, nơi tôn vinh giá trị thương hiệu quốc gia của thực phẩm Việt Nam

326 dự án chậm giải ngân: Bến Thành - Suối Tiên bị nhắc tên

326 dự án chậm giải ngân: Bến Thành - Suối Tiên bị nhắc tên

Trong số các dự án giải ngân dưới 30% vừa được Bộ Tài chính công bố, nhiều dự án vẫn chưa giải ngân được đồng nào.

Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng thẳng đứng?

Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng thẳng đứng?

Việc đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại, khi giá nhà leo thang từng ngày. Theo đó, nhiều giải pháp được doanh nghiệp và chuyên gia “hiến kế” nhằm giảm giá nhà trong ngắn hạn và dài hạn.

Khổ vì… vàng

Khổ vì… vàng

Vàng đang lên giá từng ngày, nhưng người có vàng chưa chắc đã vui nếu họ mua tích trữ từ nhiều năm trước và không may bị mất hóa đơn. Nhiều trường hợp chỉ vì mất hoá đơn mà bây giờ khó bán lại được.