Thứ hai, 25/11/2024

TP.HCM đẩy nhanh đầu tư siêu cảng trung chuyển quốc tế 6 tỷ USD

29/11/2022 8:09 PM (GMT+7)

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ có đóng góp quan trọng với vai trò cảng trung chuyển quốc tế, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách TP.HCM và cả nước.

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo của TP.HCM về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các công trình trọng điểm năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2023 vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đó, Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, dự án sẽ có đóng góp quan trọng với vai trò cảng trung chuyển quốc tế không chỉ cho riêng TP.HCM mà cả khu vực phía Nam và các vùng lân cận, cũng như đóng góp đáng kể vào thu ngân sách TP.HCM và cả nước.

Để tạo điều kiện cho dự án trên có đầy đủ căn cứ pháp lý về quy hoạch để triển khai các bước tiếp theo, ông Cảnh kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và UBND TP.HCM tạo điều kiện cho Dự án được triển khai trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt quy hoạch.

TP.HCM đẩy nhanh đầu tư siêu cảng trung chuyển quốc tế 6 tỷ USD - Ảnh 1.

Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ có đóng góp quan trọng với vai trò cảng trung chuyển quốc tế. Ảnh: H.T

Được biết, dự án cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ có quy mô 7,2 km cầu cảng, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 Teus). Công suất thông qua của cảng này 10-15 triệu Teus. Tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD.

Dự kiến, công trình được phân kỳ thành 7 giai đoạn đầu tư. Trong đó, thời gian xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1 là 2024-2027. Giai đoạn cuối được đầu tư và đưa vào khai thác vào năm 2040. Được biết, dự án này do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) hợp tác với Công ty Mediterranean Shipping Company (MSC) - hãng tàu container hàng đầu thế giới nghiên cứu.

Theo UBND TP.HCM, khu bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép nằm tại vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ sâu luồng và vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế có thể đáp ứng cho tàu container có trọng tải lớn hoạt động tuyến Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ.

Do đó, khu vực này có điều kiện hình thành cảng container trung chuyển quốc tế tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế biển cho TP.HCM và cả nước.

Để có cơ sở hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với thành phố và các cơ quan có liên quan đánh giá lợi thế, cơ hội và khả năng đáp ứng các điều kiện hình thành cảng trung chuyển quốc tế.

Từ đó, TP.HCM và các đơn vị liên quan sẽ xem xét, đề xuất điều chỉnh quy hoạch các cảng biển khu bến Cần Giờ nằm trong nhóm cảng biển số 4 thuộc TP.HCM theo hướng điều chỉnh, bổ sung chức năng cảng container trung chuyển quốc tế và triển khai đầu tư ngay trong thời kỳ 2021 - 2030.

UBND TP.HCM đánh giá việc sớm triển khai xây dựng các cảng container của cảng biển TP.HCM trong giai đoạn 2021 - 2030 là cần thiết để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại và trong tương lai từ nay đến 2030 của TP.HCM nói riêng và các tỉnh Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

TP.HCM đẩy nhanh đầu tư siêu cảng trung chuyển quốc tế 6 tỷ USD - Ảnh 3.

Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ nếu được xây dựng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các nước và phát triển kinh tế biển cho cả nước. Ảnh: H.T

Theo các chuyên gia, cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ nếu được xây dựng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các nước và phát triển kinh tế biển cho cả nước.

Liên quan đến việc quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển khu vực TP.HCM, trước đó, tại buổi làm việc với Bộ GTVT và UBND TP.HCM, công ty cổ phần Cảng Sài Gòn kiến nghị về kế hoạch di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4), khu cảng Tân Thuận (quận 7) đã có từ nhiều năm trước đây và đơn vị sẽ thực hiện theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian chưa thực hiện di dời thì "cho phép đơn vị tiếp tục khai thác, đơn vị sẽ không thực hiện đầu tư mới".

Dự kiến giai đoạn 2023-2025, Cảng Sài Gòn sẽ duy trì khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng du lịch, kết hợp với các đại lý, công ty lữ hành, đổi mới dịch vụ, tạo sản phẩm du lịch dấn dẫn. Đối với cảng Tân Thuận, từ nay đến năm 2025 sẽ hoạt động ổn định.

Từ 2025 trở đi sẽ bàn giao 1 phần diện tích cảng Tân Thuận (dự kiến 40%) để xây cầu Thủ Thiêm 4. Chiều dài cầu cảng dự kiến giảm còn 550m. Đại diện Cảng Sài Gòn kiến nghị các đơn vị liên quan cho phép giữ lại trụ sở làm việc tại số 3 đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) để làm trụ sở làm việc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.