Nhưng để cảm được cái ngon của phở Hà Nội - phải là người có nhiều trải nghiệm.
Nhớ thời vừa tấp tểnh bước chân vào Sài Gòn, sau bữa nhậu ra mắt say đến “vắt lưỡi” với anh em đồng nghiệp, tôi mò ra quán phở bò đoạn gần cầu ông Lãnh kiếm cái lót dạ.
Với dân nhậu sau một đêm ngủ dậy, 10 người chắc có đến 9 ông mắc chứng háo nước; trong hoàn cảnh đấy, được chén tô phở nóng, đôi quả trứng chần thì ôi là… hết nước chấm!
Hôm đó tôi đã gọi bát phở chín (và không thể quên đôi quả trứng chần)… Tuy nhiên cái khiến tôi nhớ đến giờ chẳng phải bát phở ngon hay dở, mà là đĩa rau sống to tú ụ (bao gồm giá đỗ, mùi tàu và húng chó)… Đĩa rau thơm kia khiến tôi giật mình vì đang chén phở ở Sài Gòn mà cứ tưởng chui vào quán lòng lợn quê nhà.
Tuy “kết” món phở Hà Nội từ lâu, nhưng ít khi tôi chén phở gà. Thứ khoái khẩu của tôi luôn là phở bò chín và sốt vang. Bất kể lúc tàn canh rượu, hay buổi trưa quá giờ cơm, lúc nào tôi cũng có thể chén được phở.
Tuy nhiên không phải cứ phở Hà Nội là quán nào cũng ngon đâu nhé. Nếu tính phở bò, nhẩm ra ở Hà Nội cũng hàng trăm, hàng ngàn cửa hiệu, nhưng không nhiều quán ngon, loanh quanh cũng chỉ phở Thịnh (Hàng Bột), phở Thìn (Bờ Hồ), phở Thìn (Lò Đúc), rồi Bát Đàn, 10 Lý Quốc Sư…
Có lần mấy đồng nghiệp ở phía Nam ra thăm Hà Nội, sau một đêm nhậu “mút chỉ” với nhau, sáng ra đứa nào cũng đói và khát, tiện đường tạt vào phở Vượng mạn đầu cầu vượt phố Nguyễn Chánh, sau khi xì xụp chén xong tô phở tái nạm, mấy đứa cứ nức nở khen ngon…
Thậm chí chú em làm việc tại miền Trung còn tinh tướng bảo “em ra Hà Nội như đi chợ” vậy mà hôm nay mới cảm nhận được vị ngon của phở bò. Cũng chịu!
Lâu ngày anh trai tôi ở vùng đất đỏ Phú Riềng ra Hà Nội thăm em, sau mấy buổi cơm nhà, bác đề nghị rằng “cho anh đi ăn phở”.
Đưa cả nhà ra quán phở bò mang thương hiệu Số 10 Lý Quốc Sư ở phố Nghĩa Tân, ông anh quất một mạch 2 bát tái chín. “Tao có thể ăn thêm được 1 bát nữa, nhưng hơi ngượng nên thôi, phở thế này mới là phở. Ngon tuyệt”, anh tôi nhận xét!
Hơn 10 năm anh tôi chưa có dịp ra thăm Thủ đô, nhưng mỗi khi “gọi truyền hình” với cháu trai, lần nào anh tôi cũng “nèo” thêm câu “bao giờ bác ra thủ đô cháu lại đưa bác đi ăn phở nhé…”. Hóa ra dù lâu ngày, nhưng anh tôi vẫn nhớ vị phở bò Hà Nội.
Trong “thế giới phẳng” ngày nay, muốn ăn cơm tấm Sài Gòn ở Hà Nội, muốn chén phở bò Hà Nội tại Sài Gòn, đều là chuyện nhỏ.
Nhưng theo quan điểm của tôi, đã xơi đặc sản, phải ở đúng nơi khai sinh, đúng “quê quán” của nó mới ngon. Bởi ngồi xơi cơm tấm Sài Gòn phải được thưởng thức cả cái sôi động của một thành phố đông dân nhất nước. Phở cũng vậy, muốn thưởng thức phở bò ngon cứ phải ra Hà Nội đặc biệt là vào dịp lạnh trời.
Hãy cứ hình dung, sau một đêm trường giá rét, sáng ra được xơi bát tái gầu (thêm đôi quả trứng chần, đĩa quẩy) lạị chả ngon hết nước nói. Vì vậy với tôi, dẫu chả mấy khi chán cơm nhưng cứ nói đến phở lại thấy thèm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.