"Nhờ hoạt động kinh tế đang phục hồi và triển vọng tốt hơn trong năm 2024, khả năng cắt giảm lãi suất đã giảm xuống. Vì vậy, chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%", UOB viết trong dự báo ra hôm nay (29/1) của ngân hàng về Việt Nam.
Triển vọng sáng hơn nhưng thách thức vẫn còn
Trong dự báo này, Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB lạc quan về triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024. Tuy kết quả của năm ngoái chỉ là 5,05% do nhu cầu nhập khẩu của thế giới suy yếu, "đại gia" ngân hàng từ Singapore dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% do Quốc hội đề ra.
UOB cho biết kinh tế thế giới năm 2024 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và bất lợi do những bất ổn và rủi ro phát sinh từ các cuộc xung đột địa-chính trị đang diễn ra ở các nơi trên thế giới, và tình hình lãi suất cao vẫn đang phổ biến ở nhiều nền kinh tế.
Thứ nhất, xung đột quanh khu vực Biển Đỏ tại Trung Đông (chiếm 12% thương mại toàn cầu với khoảng 17.000 tàu hàng hải đi qua hàng năm) đã khiến các công ty vận tải toàn cầu phải định tuyến lại quanh Mũi Hảo Vọng (cực nam châu Phi).
Do đó, các hành trình hàng hải bị kéo dài đáng kể, thời gian vận chuyển tăng, chi phí logistics và giao hàng quốc tế tăng cao bên cạnh các gián đoạn vận chuyển. Điều này gây tổn hại cho người tiêu dùng, các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng của thế giới bao gồm Việt Nam (nền kinh tế hướng về xuất khẩu và là cứ điểm sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia).
Nhóm nghiên cứu của UOB cũng phân tích việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) tại Việt Nam đối với các công ty đa quốc gia, bắt đầu từ 1/1/2024.
Theo ước tính, 122 công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, với mức tăng doanh thu thuế hàng năm là 14,6 ngàn tỷ đồng (601 triệu USD) cho Nhà nước.
Vấn đề quan trọng hơn là các ưu đãi thuế khác nhau như thuế suất ưu đãi, miễn thuế, cùng nhiều ưu đãi khác dành cho các công ty đa quốc gia sẽ giúp giảm thuế suất doanh nghiệp xuống 20%.
Với sự thay đổi đó, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, sẽ cần tính đến chi phí thuế cao hơn trong kế hoạch kinh doanh trong tương lai tại Việt Nam. UOB viết trong nghiên cứu này: "Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp để bù đắp GMT, như giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là một địa chỉ đầu tư".
Về lạm phát , UOB dự báo áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng, và tỷ lệ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) năm nay sẽ là 3,7% từ mức 3,25% vào năm 2023.
Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4/2023 là 6,72%, trong quý 3 là 5,33%. Tỷ lệ này trong 6 tháng đầu năm ngoái là 3,72%. Điều này cho thấy xu hướng tốt dần lên sau từng quý trong năm 2023. Động lực chính của tăng trưởng cao trong quý 4 vừa qua là việc thị trường thế giới đã quay lại đặt hàng, trong đó có nhiều đơn hàng cho các sản phẩm điện tử.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).