Đây là lý giải của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro tại Hội Nghị Đối thoại TP.HCM 2024 chính thức tổ chức hôm nay 24/9 tại TP.HCM.
Chỉ ra một số công ty Nhật được nhiều người biết tới, ông Masahiro cho biết những "đại gia" bán lẻ như Aeon, Uniqlo, và Muji đã và đang tăng cường đầu tư vào TP.HCM.
"Những năm qua, thành phố đã ghi nhận nhiều bước phát triển đáng chú ý. Nhờ đó, đây là thị trường rất hấp dẫn trong lĩnh vực tiêu dùng", ông giải thích.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tiếp tục nhấn mạnh: "Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM đang tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa. Đến nay, hơn 2.000 công ty Nhật đã đăng ký hoạt động tại thành phố, biến nơi đây thành địa bàn lớn nhất tại Việt Nam cho cả doanh nghiệp lẫn con người Nhật Bản".
Về chuyển đổi công nghiệp - chủ đề chính của Hội Nghị Đối thoại TP.HCM 2024, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho biết cả thế giới đang cạnh tranh gay gắt về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số vì đây là 2 quá trình tất yếu.
Ông nhấn mạnh các công ty Nhật rất chú trọng đến chuyển đổi xanh và chuyển đổi số; vì vậy rất phù hợp với mục tiêu chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM, hướng tới công nghệ cao.
Cụ thể trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật cho biết doanh nghiệp Nhật và Việt Nam đã và đang hợp tác để chuyển đổi trong một số lĩnh vực như y tế, nông nghiệp và thương mại.
Về chuyển đổi xanh, ông Masahiro nhấn mạnh Chính phủ Nhật rất quan tâm vấn đề này qua việc thúc đẩy hợp tác công tư giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Aeon Nhật Bản mở trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 1/2014; là trung tâm Aeon Mall Tân Phú (TP.HCM). Chỉ sau 10 năm, đến nay, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản đã mở rộng quy mô lên 8 đại siêu thị ở Việt Nam cùng hàng trăm điểm mua sắm tiện lợi bên cạnh việc đẩy mạnh thương mại điện tử qua nền tảng online của tập đoàn tại Việt Nam.
Về phía TP.HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi phát biểu trước hội nghị: "Lãnh đạo thành phố cam kết sẽ tiếp tục là một đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới. Thành phố tin rằng, thông qua việc thúc đẩy tinh thần hữu nghị và hợp tác, chúng ta không chỉ đạt được các mục tiêu chung mà còn xây dựng một tương lai tốt đẹp cho nhân loại. Hy vọng rằng thông qua Đối thoại Hữu nghị 2024, các địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ có thêm cơ hội trao đổi và hợp tác để cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn".
Hơn 35 đoàn lãnh đạo đến từ các địa phương quốc tế có quan hệ hợp tác hữu nghị với TP.HCM tham dự sự kiện đối thoại của thành phố trong ngày 23 và 24/9.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thành phố đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Trong đó, TP.HCM tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.