Vào cuối tháng 7 vừa qua, VinFast và Black Spade công bố thông tin Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã tuyên bố hiệu lực hồ sơ đăng ký của VinFast, liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Spade.
Black Spade sẽ tổ chức Đại hội cổ đông đặc biệt ngày hôm nay, để thông qua giao dịch hợp nhất với VinFast.
Trong giao dịch này, VinFast được định giá với giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD, và giá trị vốn chủ sở hữu 23 tỷ USD. Giao dịch dự kiến sẽ hoàn tất và VinFast sẽ niêm yết ngay trong tháng 8 này.
Ông Dennis Tam, Chủ tịch -Tổng Giám đốc Black Spade, chia sẻ Black Spade tìm kiếm một đối tác phù hợp với tầm nhìn của mình, và tin tưởng công ty hợp nhất sẽ đạt được thành công lâu dài. Ông khẳng định mô hình lối sống toàn cầu chuyển sang phương tiện di chuyển bằng điện sẽ tăng tốc hơn nữa, và VinFast sẽ tiếp tục khẳng định mình là người tiên phong trong lĩnh vực xe điện toàn cầu.
"Việc niêm yết tại Mỹ cung cấp cho VinFast khả năng tiếp cận các nguồn vốn bổ sung cho bất kỳ nhu cầu tiềm năng nào trong tương lai, và chúng tôi sẽ xem xét các đợt huy động vốn khi thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng của giao dịch là trở thành một công ty niêm yết đại chúng, chứ không phải huy động vốn", phía VinFast khẳng định.
Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE American, do ông trùm sòng bạc Lawrence Ho thành lập.
Theo hồ sơ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ kiểm soát 99% cổ phần sau khi sáp nhập, một phần thông qua cổ phần do ông là bà Phạm Thu Hương và Vingroup nắm giữ. Tỷ phú Ho và nhánh đầu tư của ông, cùng với một nhóm người khác có liên kết với công ty SPAC, sẽ nắm giữ số cổ phần còn lại.
Nhận định về sự kiện này, tờ Bloomberg mới đây cho biết các cổ đông của Black Spade Acquisition Co. hôm nay sẽ bỏ phiếu về việc có hoàn tất thương vụ hay không. Và nếu đúng kế hoạch, đây sẽ là giao dịch sáp nhập thông qua SPAC có quy mô lớn thứ ba trong lịch sử. Và điều này sẽ giúp tài sản của ông Vượng tăng thêm 11 tỷ USD, từ 5 tỷ USD hiện tại lên 16 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
VinFast dự báo doanh số bán hàng đạt 45.000 -50.000 chiếc trong năm nay, và cho biết có thể sản xuất xe bán tải điện, ôtô mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu.
Tuần trước, VinFast đã khởi công xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina (Mỹ) có tổng đầu tư gần 2 tỷ USD, công suất 150.000 xe/năm trong giai đoạn 1. Nhà máy sẽ đi vào vận hành từ năm 2025.
VinFast mới thành lập năm 2017 và đã phát triển thành công hệ sinh thái xe điện toàn diện, gồm các dòng xe SUV điện; các sản phẩm xe máy điện đa dạng với 7 dòng và cả xe buýt điện. Công ty đã bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam các dòng ô tô điện gồm VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5; đồng thời xuất khẩu 2 lô xe VF8 đầu tiên tới Bắc Mỹ và dự kiến sớm có mặt tại châu Âu.
Nhà máy sản xuất ô tô hiện đại của VinFsat khánh thành năm 2019 đặt tại Hải Phòng với tỷ lệ tự động hóa sản xuất lên tới 90%, công suất sản xuất đến 300.000 xe/năm trong giai đoạn 1. Cũng trong năm 2019, những chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu VinFast lăn bánh tại Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự đoán VinFast sẽ hòa vốn vào cuối năm 2024. Ông vẫn cam kết tài chính với VinFast.
6 tháng đầu năm nay, VinFast đã bán được 11.638 xe ô tô điện.
Trong quý 1 vừa qua, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng đã ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để hãng xe điện này tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi IPO tại Mỹ.
Theo thỏa thuận trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Bên cạnh đó, Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho công ty sản xuất xe điện này vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm.
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Vingroup, tính đến cuối quý I năm nay, doanh nghiệp đã đầu tư vào VinFast 65.729 tỷ đồng, tương đương chiếm gần 41% tổng giá trị đầu tư góp vốn vào công ty con của Vingroup.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup bất ngờ thông báo sẽ phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng. Lý do phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu này là để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp ở Ukraine với mì ăn liền. Khoảng năm 2010, ông bán doanh nghiệp mì và xây dựng Tập đoàn Vingroup. Ban đầu Vingroup tập trung vào bất động sản, sau đó mở rộng sang các khu nghỉ dưỡng, trường học, trung tâm mua sắm… Tập đoàn đa ngành do tỷ phú giàu nhất Việt Nam sáng lập có doanh thu 4,3 tỷ USD vào năm 2022.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, để mức thuế VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ tạo động lực lớn khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Triển lãm tranh “Hà Nội: Sức sống và Niềm tin” đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật độc đáo, tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024).
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau 16 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Bên cạnh đó, quy hoạch Thủ đô còn những thách thức lớn cần giải quyết.