Theo thông báo mới nhất từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thuộc Chính phủ Nhật, JBIC sẽ đóng góp 415 triệu USD vào khoản vay hợp vốn này. Nửa còn lại sẽ đến từ các tổ chức cho vay tư nhân khác.
Số vốn này sẽ được dùng để triển khai dự án mỏ khí Lô B trong bồn trũng Malay - Thổ Chu (tên quốc tế: Malay - Tho Chu Basin) trong khu vực biển Tây thuộc thềm lục địa Việt Nam; lắp đặt hệ thống đường ống vận chuyển khí đến các dự án nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn tại Cần Thơ.
Trước khi ra thông báo trên, JBIC đã ký hợp đồng với 3 công ty con của Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật: Công ty Dầu khí MOECO Việt Nam, Công ty Dầu khí MOECO Tây Nam Việt Nam và Công ty Đường ống MOECO Tây Nam Việt Nam. Khoản vay hợp vốn nhằm cung cấp nguồn lực tài chính để MOECO triển khai chuỗi Lô B - Ô Môn.
Số tiền JBIC cho 3 công ty con này vay lần lượt là 167 triệu USD, 161 triệu USD và 87 triệu USD. Tổng cộng từ "đại gia" ngân hàng Nhật cho phía Mitsui là là 415 triệu USD.
Cộng thêm khoản vay đến từ các tổ chức tài chính tư nhân khác, tổng số tiền đồng tài trợ cho mỗi công ty con của MOECO theo thứ tự trên là 335 triệu USD, 322 triệu USD và 175 triệu USD. Tổng cộng mọi con số cho kết quả 832 triệu USD.
Nhiều công ty khác đang cùng thực hiện chuỗi dự án như Marubeni Nhật Bản; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và PV Gas, PVEP; Công ty Thăm dò và Khai thác PTT của Thái Lan; Công ty WTO...
Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn có quy mô rất lớn tại Việt Nam, bao gồm nhiều dự án thành phần như dự án phát triển thượng nguồn, dự án đường ống và các dự án nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ).
Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án ước tính lên tới gần 12 tỷ USD. Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) có vị trí cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.
Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về Ô Môn để cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV (với tổng công suất 4 nhà máy khoảng 3.810 MW)
Ngoài ra, chuỗi còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Trong giai đoạn bình ổn, Lô B dự kiến sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.