Ngày 19/10, Hội nghị Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới Amazon 2023 chính thức được tổ chức tại TP.HCM với chủ đề "Vững bước tăng trưởng".
Tại hội nghị, ông Eric Broussard, Phó chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối đối tác bán hàng quốc tế nhận định Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm.
Mặc dù kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và thách thức của thị trường thương mại toàn cầu, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam bán hàng trên Amazon năm 2023 tăng trưởng mạnh mẽ khi đạt chỉ số 50%.
Trên toàn cầu, sản phẩm từ các đối tác bán hàng bên thứ ba, trong đó có Việt Nam, chiếm 60% tổng số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon. Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm.
"Trong vòng 12 tháng, tính đến hết tháng 8/2023, có hơn 17 triệu sản phẩm made-in- Vietnam trên Amazon được bán ra từ hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nhà cửa, đồ nội thất, hạt điều hữu cơ đến đa dạng các sản phẩm có yếu tố bền vững", ông Eric thông tin.
Vị đại diện này cho biết thêm, trong vòng một năm số lượng nhà bán Việt Nam trên Amazon tăng 40%, với 5 nhóm ngành tiêu biểu gồm: nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, may mặc và làm đẹp.
Ông Trần Xuân Thủy, giám đốc khu vực miền nam Global Selling Việt Nam đánh giá đây là năm đầu tiên nhóm ngành làm đẹp như móng tay giả, tóc giả… của các đối tác bán hàng việt Nam lọt vào top 5 ngành hàng được yêu thích nhất trên Amazon. "Một nỗ lực không ngừng trong việc mang sản phẩm Việt ghi dấu ấn ở thị trường quốc tế", ông nói.
Năm 2024 tới, đơn vị sẽ có những chiến lực để tiếp tục tăng tốc vị thế Việt Nam trong TMĐT toàn cầu như đặt mục tiêu mở rộng danh mục ngành hàng và kết nối chuỗi cung ứng.
Cụ thể, tháng 11 và 12 này, Amazon sẽ mở rộng nhà vận chuyển và phương thức vận chuyển (thêm đường biển) cho nhà bán Việt lựa chọn.
Nói về việc bán hàng điện tử xuyên biên giới, theo ông Gijae Song, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, đó là cơ hội như nhau cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả bạn là DN lớn hay nhỏ.
"Tôi có những nhà bán (saller) không thành công khi kinh doanh trên nền tảng TMĐT xuyên biên giới, không đến từ việc bạn là DN lớn hay nhỏ mà do họ chưa hiểu đúng hoặc chưa tìm hiểu đủ nhu cầu của khách hàng quốc tế, để cải tiến sản phẩm của mình phù hợp hơn với thị trường quốc tế. Có một sự thật là những DN thành công trên Amazon hầu hết đều xuất phát từ những saller rất non trẻ và nhỏ", ông Gijae Song nói.
Ngoài ra, ông Gijae Song nhấn mạnh DN Việt cần nâng cao kiến thức, yêu cầu pháp luật (nhất là vấn đề sức khỏe con người), kỹ năng khi bán hàng online trên thị trường quốc tế. Cần chú trọng đến vấn đề bản quyền - điều mà các DN khởi nghiệp hay gặp phải.
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua việc xây thêm đường cất hạ cánh thứ 2 của sân bay Long Thành tại Đồng Nai ngay trong giai đoạn 1 của dự án lớn này.
SK Group, tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc sau Samsung và Hyundai, đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu của Masan Group thông qua phương thức thỏa thuận.
Google, Shopee, TikTok, Lazada, Temu và các đơn vị khác đang dồn dập thi nhau đốt nóng ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, thị trường với 100 triệu người tiêu dùng và được dự báo sẽ tăng 22% trong thương mại điện tử vào năm 2025.
Bầu Đức tặng 1 triệu trái chuối cho khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị Kingfoodmart ở TP.HCM và Bình Dương. Khách được tặng miễn phí một combo 4 - 5 trái chuối để ăn thử.
Giải Golf Hiệp hội Phân bón Việt Nam mở rộng lần thứ I sẽ diễn ra ngày 9/11/2024, và Ban Tổ chức sẽ dùng số tiền đóng góp để hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3) gây ra.