Thương hiệu cà phê đến từ Nhật Bản %Arabica gần đây đang ráo riết tuyển thêm nhân sự. Trên fanpage chính thức, chuỗi cà phê đình đám này cho biết “đang truy lùng các barista tốt nhất cho cửa hàng thứ 2 tại mảnh đất Sài Gòn”.
Trong một video trên nền tảng số mới nhất cách đây vài hôm, %Arabica cho biết cửa hàng mới của họ là %Arabica Roastery.
Địa điểm %Arabica thứ hai tại Việt Nam chưa được hé lộ, tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trên một số nền tảng mạng xã hội cho biết, nhiều khả năng cửa hàng %Arabica thứ hai tại Việt Nam sẽ nằm tại khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM.
Tháng 2/2023, %Arabica chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. Cửa hàng đầu tiên nằm tại chung cư 42 Nguyễn Huệ, quận 1.
Thương hiệu cà phê Nhật Bản này đánh giá chung cư 42 Nguyễn Huệ là một trong những “chung cư biểu tượng tại trung tâm TP.HCM”. Đây là lý do họ có mặt, cùng với hàng loạt cửa hàng cà phê Việt Nam tại chung cư này, khách thưởng thức có thể nhìn ra phố đi bộ.
Sau đó, %Arabica tiết lộ kế hoạch mở rộng tại Việt Nam với cửa hàng thứ hai tại trung tâm thương mại Diamond Plaza, quận 1. Đây cũng là một trong những trung tâm thương mại biểu tượng một thời của TP.HCM.
Việc thiết kế, thi công cửa hàng tại Diamond Plaza gần như đã hoàn thiện thì tháng 6/2023, %Arabica tuyên bố “nói lời tạm biệt” cửa hàng này dù chưa hoạt động ngày nào. Nghĩa là cửa hàng thứ hai %Arabica Diamond không có cơ hội được khai trương.
Theo %Arabica, kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên tại chung cư 42 Nguyễn Huệ, họ đã nhận được nhiều phản hồi từ khách hàng với cửa hàng này. Cuối cùng, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định khó khăn là không khai trương cửa hàng %Arabica Diamond Plaza như kế hoạch.
“Chúng tôi đang tập trung vào trải nghiệm cà phê lớn hơn và tốt hơn cho bạn! Vị trí mới của chúng tôi sẽ là mọi thứ bạn yêu cầu! Đó sẽ là một cửa hàng lớn phía trước với nhiều không gian và điều tuyệt vời nhất là chúng tôi sẽ đưa một xưởng rang cà phê vào ngay trung tâm của cửa hàng mới”, thông báo của %Arabica thời điểm đó cho biết.
%Arabica có mặt tại hơn 20 quốc gia với hơn 100 cửa hàng. "Ông lớn" này cũng đã có kế hoạch mở các cửa hàng khác ở Việt Nam, tập trung vào những điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Hội An, Phú Quốc.
Dù được chờ đón nhưng hồi mới mở cửa hàng đầu tiên, %Arabica vẫn bị nhiều khách Việt đánh giá có giá bán quá cao so với mặt bằng chung, thậm chí đắt hơn cả Starbucks.
Cụ thể, cùng một món đồ uống là Coffee Latte ở %Aracabi, tuỳ kích cỡ có giá lần lượt là 85.000 đồng, 90.000 đồng, trong khi Starbucks là 60.000 đồng, 70.000 đồng. Riêng món nước %Affogato, một ly cỡ trung bình có giá 140.000 đồng.
Nhìn chung, giá ở %Arabica cao hơn 15.000 - 20.000 đồng so với cùng loại đồ uống ở Starbucks và cao gấp đôi so với các chuỗi như Highlands Coffee, Trung Nguyên.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.