Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các tỉnh thành và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, diễn ra hôm nay (4/7), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trên cơ sở kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm, Bộ dự báo bối cảnh, tình hình các tháng cuối năm, đồng thời cập nhật kịch bản tăng trưởng quý III và cả năm 2023.
Hai kịch bản được Bộ kế hoạch và Đầu tư đưa ra để đạt được mức tăng trưởng 6-6,5% được coi là rất thách thức.
Theo đó, kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%, Bộ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng quý III phải đạt 6,8% và quý IV đạt 9%. Tính chung 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP phải đạt 8%.
Với kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5% thì mức tăng trưởng quý III phải đạt 7,4% và quý IV đạt 10,3%. Tính chung 6 tháng cuối năm, tăng trưởng phải đạt 8,9% thì mới hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng tình hình thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của toàn hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các bộ, địa phương phải tập trung triển khai quyết liệt hơn, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp điều hành.
Đặc biệt là phải tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng về tiêu dùng trong nước, đầu tư, xuất khẩu. Bộ trưởng nhấn mạnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững các thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, lao động. Đồng thời hoàn thiện quy định, tổ chức vận hành thị trường trái phiếu doanh nghiệp để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp.
Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tăng trưởng quý quý 2 ở mức 4,14% và 6 tháng đầu năm mới đạt 3,72%.
Nhiều địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm đã lấy lại động lực tăng trưởng, mức tăng trưởng GRDP quý II cao hơn quý I và cao hơn bình quân chung cả nước. Trong đó, TP.HCM tăng trưởng quý 2 đạt 5,9% (quý I chỉ tăng 1,1%); Bình Dương tăng 5,7% (quý I tăng 1,7%); Đồng Nai tăng 4,8% (quý I tăng 3,1%); Bắc Giang tăng 13,8% (quý I tăng 8,1%); Vĩnh Phúc tăng 3,8% (quý I giảm 4,5%)...
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.