Thứ sáu, 22/11/2024

300.000 tỷ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng

03/07/2023 7:46 PM (GMT+7)

Chỉ trong ít tháng đầu năm, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế sụt giảm tới gần 300.000 tỉ đồng so với cuối năm 2022.


300.000 tỷ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng - Ảnh 1.

Lãi suất huy động tăng vọt từ cuối năm 2022 thúc đẩy nguồn tiền gửi dân cư vào các ngân hàng. Ảnh: Cẩm Hà

Như Lao Động phản ánh, dữ liệu tổng phương tiện thanh toán và số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, tiếp tục gây chú ý, do mức sụt giảm rất lớn (5,02%) của số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế, trong khi tăng mạnh tới 7,96% của nguồn tiền gửi dân cư. 

Cụ thể, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế tiếp tục giảm thêm hơn 8.800 tỷ đồng so với tháng 3, xuống còn hơn 5,654 triệu tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 4/2023.

Như vậy, chỉ trong 4 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho hay, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế tại các ngân hàng sụt giảm tới trên 5% so với thời điểm cuối năm 2022.

So sánh với số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại thời điểm cuối tháng 12/2022, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở thời điểm hiện nay sụt giảm tới gần 300.000 tỷ đồng.

300.000 tỷ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng - Ảnh 2.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế liên tục tăng mạnh trong 10 năm qua trước khi chững lại vào đầu năm 2023. Ảnh: Chụp màn hình

Với tổng số dư là hơn 5,654 triệu tỷ đồng, lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hàng hiện chỉ còn nhỉnh hơn đôi chút với thời điểm cuối năm 2021 là 5,645 triệu tỷ đồng.

Diễn biến này cho thấy đang có sự dịch chuyển một nguồn tiền gửi lớn của các doanh nghiệp ra khỏi ngân hàng, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tình hình tài chính của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn hoặc xu hướng dịch chuyển nguồn tiền đổ vào các kênh đầu tư kinh doanh khi thị trường đang có một số dấu hiệu khởi sắc.

Trước đó vào cuối năm 2021, thị trường ngân hàng cũng chứng kiến sự lệch pha nguồn tiền gửi vào ngân hàng, nhưng ở chiều ngược lại khi nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng mạnh hơn tiền gửi dân cư.

Cụ thể trong năm 2021, dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư.

Vào thời điểm tháng 12/2021, tiền gửi của tổ chức kinh tế trong hệ thống các tổ chức tín dụng đạt trên 5,645 triệu tỷ đồng, tăng 15,73% so với cuối năm 2020. Trong khi tiền gửi của dân cư đạt nhỉnh hơn 5,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,08% so với cuối năm 2020.

300.000 tỷ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng - Ảnh 3.

Lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ngân hàng hiện nay chỉ xấp xỉ thời điểm cuối năm 2021. Ảnh: Ngân hàng Nhà nước

Ở thời điểm trên, nhiều tổ chức đầu tư nhận định, việc tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh hơn là bởi trong 2 năm dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhiều dự án đầu tư không thể triển khai dẫn đến hoạt động giải ngân vốn đầu tư chậm lại, một bộ phận vốn đầu tư phải nằm chờ trên tài khoản ngân hàng.

Sự phục hồi chậm chạp của hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch và những khó khăn tiềm ẩn cũng khiến không ít doanh nghiệp phải thận trọng trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, diễn biến các kênh đầu tư khác như bất động sản phục hồi và chứng khoán tăng trưởng mạnh thúc đẩy xu hướng rút tiết kiệm để đầu tư kinh doanh và theo đó thu hút mạnh nguồn tiền gửi của các nhóm khách hàng dân cư.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất "bình lặng" trong suốt cả năm 2021, các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn và là yếu tố khiến lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng trưởng chậm.

Theo Lao động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.