"Những lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trong ngành bán dẫn, điện tử là gì và tại sao chúng ta chưa thu hút được đầu tư cốt lõi, các dự án công nghệ lõi hoặc trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn này?", báo chí đặt câu hỏi với Thứ trưởng Trung ại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 hôm nay 4/5
Thứ trưởng cho biết thời gian qua, Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Thực tế có 3 yếu tố chính tác động đến khả năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Các yếu tố khách quan gồm tình hình địa chính trị - kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam. Xu hướng đầu tư và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu; các vấn đề về an ninh.
Các yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư, bao gồm: chiến lược, mục tiêu phát triển. Đánh giá mức độ phù hợp và ưu tiên đối với địa bàn đầu tư, kinh doanh; nguồn lực và khả năng triển khai.
Cuối cùng là sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, quan trọng nhất gồm bao gồm: thể chế; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực.
Liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế đặc thù ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, trong đó có ngành chip, bán dẫn.
"Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng các ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam", ông Trung cho biết.
Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện (đường bộ, đường thuỷ và đường không).
Ngoài ra, Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư và hướng tới phát triển năng lượng bền vững.
Song song với đó là Việt Nam tập trung phát triển các khu công nghệ cao. Như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao đã được đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có các cơ chế, chính sách ưu đãi – hỗ trợ, sẵn sàng các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cùng với đó là các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn như Viettel, VNPT, FPT, CMC. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, đảm bảo cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn đến năm 2030.
Bên cạnh đó 3 yếu tố trên, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao là sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn. Bên cạnh Hoa Kỳ, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản.. đã đầu tư các dự án cụ thể, tiêu biểu như: Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong việc cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn…
Gần đây, lãnh đạo tập đoàn NVIDIA đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về AI và bán dẫn. Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.