Thứ năm, 21/11/2024

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

14/10/2024 9:11 AM (GMT+7)

Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.

Đến thời điểm hiện nay của năm 2024, "ông trùm" bất động sản công nghiệp tỉnh Bình Dương đã dồn dập phát hành thành công tổng cộng 5 đợt trái phiếu với tổng mệnh giá đạt 2.120 tỷ đồng. 

Trong đó, lô mới nhất mang mã BCMH2427005 giúp Becamex IDC thu về 320 tỷ đồng. Cũng nhằm bổ sung cho nguồn vốn hoạt động, lô này có kỳ hạn 3 năm, sẽ đáo hạn vào ngày 9/10/2027 (ngày phát hành là 9/10/2024).

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu  - Ảnh 1.

Trụ sở chính mới của Becamex IDC tại tháp WTC Tower (giữa ảnh) trong Thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Becamex

Mức độ phát hành dồn dập mới xuất hiện gần đây. Ngày 17/6/2024, công ty phát hành trái phiếu mã BCMH2427001 với tổng giá trị 800 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm và lãi suất 10,5%/năm. 

Ngày 8/8/2024, công ty tiếp tục phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu với mã BCMH2427002, cùng kỳ hạn và lãi suất. Đến ngày 14/8/2024, công ty phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427003, cũng với kỳ hạn 3 năm nhưng lãi suất là 10,2%/năm. Cùng ngày 14/8, công ty tiếp tục phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427004, với kỳ hạn 3 năm và lãi suất 10,5%/năm. 

Như vậy, cả 5 lô nói trên sẽ đáo hạn vào tháng 6 đến tháng 10/2027. Cùng với phát hành trái phiếu, Becamex IDC (mã chứng khoán: BCM) cũng đã tiến hành rút bớt tài sản bảo đảm cho lô phát hành ngày 17/6 mà trước đó được bảo đảm bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang số hiệu CY 3756299. Tài sản này thuộc thửa đất số 245, tờ bản đồ 44 tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Becamex IDC sẽ tiến hành lấy ý kiến của các trái chủ đang nắm giữ trái phiếu mã BCMH2427001 về việc rút bớt tài sản bảo đảm, dự kiến thực hiện trong tháng 10/2024.

Lô trái phiếu trên được phát hành với mục đích cơ cấu nợ, nói dễ hiểu là huy động vốn mới để thanh toán cho nợ cũ tới hạn phải trả.

Không chỉ tập trung huy động vốn qua kênh trái phiếu, Becamex IDC còn có kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá công khai với giá bán không dưới 50.000 đồng/cổ phiếu. 

Tập đoàn này (nổi tiếng nhờ tự kinh doanh và qua VSIP Group - là liên doanh phát triển bất động sản công nghiệp với tập đoàn Sembcorp Industries hàng đầu Singapore) kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 15.000 tỷ đồng từ đợt phát hành cổ phiếu mới sắp tới này để triển khai các dự án khu công nghiệp trọng điểm, góp vốn vào các công ty thành viên, và tái cấu trúc tài chính. 

Dự kiến, Becamex sẽ dành ra 6.300 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu mới để đầu tư vào các dự án, 3.634 tỷ đồng để góp vốn vào các thành viên hiện hữu và 5.066 tỷ đồng dùng để tái cấu trúc tài chính.

Trong quý 2/2024, dữ liệu từ Công ty Chứng khoán MBS, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex là 103%, cao hơn so với trung bình ngành.

Giai đoạn năm 2024-2025, MBS cho rằng nợ vay của Becamex giảm nhẹ nhờ thanh toán các khoản nợ đến hạn (năm 2024: 2.700 tỷ đồng, năm 2025 là 1.500 tỷ đồng), tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex duy trì ở mức 96% và 95%. Tổng nợ vay lần lượt đạt 18.659 tỷ đồng và 19.438 tỷ đồng, chi phí lãi vay (bao gồm cả phần lãi được vốn hoá) là 2.016 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng.

MBS cho rằng phần lớn nguồn tiền trả nợ vay đến từ chuyển nhượng dự án bất động sản và cổ tức nhận từ công ty thành viên, do đó áp lực từ chi phí tài chính có thể là lý do Becamex phải tiếp tục thực hiện các thương vụ chuyển nhượng dự án.

Becamex đang tập trung triển khai hai dự án trọng điểm là khu công nghiệp Bàu Bàng (quy mô 1.000ha) và khu công nghiệp Cây Trường (quy mô 700ha), cùng tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là 2 dự án doanh nghiệp dự kiến rót vốn nhiều nhất sau khi phát hành cổ phiếu tăng vốn theo kế hoạch.

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu  - Ảnh 3.

KCN Bàu Bàng là dự án quy mô hơn 2.000 ha phục vụ sản xuất công nghiệp và đất đô thị. Ảnh TL

Dự án KCN Bàu Bàng có quy mô hơn 2.000ha (50% đất công nghiệp và 50% đất dịch vụ đô thị) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn 2 với tên gọi “khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng”, nâng quy mô phát triển thêm 1.000ha.

Khu công nghiệp Cây Trường có quy mô lập quy hoạch khoảng 700ha, tổng vốn đầu tư hơn 5.459 tỷ đồng. Becamex dự kiến tổng thời gian xây dựng từ năm 2022 đến 2026 và cho thuê cơ sở hạ tầng giai đoạn 2022 - 2030. 

Theo dự báo của một số số công ty chứng khoán, dự án KCN Cây Trường có thể đem lại dòng tiền kinh doanh cho Becamex trong vòng 3 - 5 năm tới.

Tính đến ngày 30/6/2024, Becamex IDC ghi nhận tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 7,9% so với đầu năm, tương ứng mức tăng thêm 1.557,4 tỷ đồng, nâng tổng nợ vay lên 21.273,8 tỷ đồng, chiếm tới 107,3% tổng vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn đạt 9.323,4 tỷ đồng, còn nợ vay dài hạn là 11.950,4 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2024, Becamex IDC đạt doanh thu 1.161,85 tỷ đồng, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng đột biến, đạt 394,14 tỷ đồng, tăng gấp 11,48 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp của công ty cải thiện từ 56,5% lên 60,2%, cho thấy hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Lũy kế trong nửa đầu năm 2024, Becamex IDC ghi nhận tổng doanh thu đạt 1.973,45 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 513,38 tỷ đồng, tăng mạnh 950,5% so với cùng kỳ. Mặc dù kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể, nhưng với việc lãi 513,38 tỷ đồng, công ty mới chỉ hoàn thành 21,8% mục tiêu lợi nhuận năm 2024 là 2.350 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.