Theo thông tin từ diễn đàn tại TP.HCM, để tạo thể chế, chính sách cho phát triển mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế nói chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế.
Diễn đàn được Báo Đầu tư tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phối hợp của Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam.
"Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, đặc biệt đối với các mô hình khu công nghiệp mới", Tổng biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh nhấn mạnh tại sự kiện.
Về phía các địa phương và nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trong thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, tập trung vào các trọng tâm như sau, theo liệt kê từ ông Minh.
Mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới như khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao; khu kinh tế chuyên biệt, khu phi thuế quan, khu thương mại tự do.
Lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai. Trong đó, chuyển hướng sang chủ động kiến tạo, tạo môi trường cho các doanh nghiệp công nghệ, start-up được hình thành và phát triển. Dành quỹ đất và nguồn lực cho các dự án R&D, nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng.
Thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên.
Phát triển sản xuất, công nghiệp, dịch vụ trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với liên kết phát triển vùng, hình thành cụm liên kết ngành.
Tổng Biên tập báo Đầu tư (tờ báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đưa ra những giải pháp khuyến nghị khác tại diễn đàn.
Với chủ đề "Xanh hóa đón sóng đầu tư mới", diễn đàn tập trung thảo luận về triển vọng phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam; và chuyển đổi xanh trong các khu công nghiệp để đón sóng đầu tư mới.
Các diễn giả cũng phân tích nhu cầu từ các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước, quá trình dịch chuyển vốn toàn cầu mở thêm những cơ hội cho bất động sản công nghiệp, và cơ hội của Việt Nam trong tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng, kiểm nghiệm chip bán dẫn.
Theo ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc Phát triển kinh doanh toàn quốc - Công ty SLP Việt Nam, SLP khi quyết định đầu tư là phải đánh giá hiệu quả trước, nên công ty không loại trừ bất kỳ mô hình đầu tư nào, kể cả mô hình khu công nghiệp chuyên sâu, nếu thấy đủ hấp dẫn là thực hiện.
Ông Edwin Chee - Giám đốc điều hành SLP Việt Nam chia sẻ: "Thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam đang tràn ngập cơ hội vì nhiều công ty đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Việt Nam, với vị trí chiến lược, nhiều hiệp định thương mại quốc tế và chi phí lao động cạnh tranh, giúp nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn để đầu tư".
Chính điều này đã làm các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cạnh tranh dữ dội trên thị trường này. Do các công ty FDI chọn nhiều địa phương thay vì một nơi, SLP (cũng là 1 công ty FDI), đã phát triển các dự án bất động sản công nghiệp và logistics ở nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An, Vĩnh Long… Sắp tới sẽ là Hưng Yên và Đồng Nai, theo ông Chee.
Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn, công ty dịch vụ bất động sản JLL Việt Nam, cho biết trong khoảng 5-10 năm vừa qua, là người Việt Nam thì phải rất tự hào về tốc độ phát triển của bất động sản công nghiệp. Đơn cử, thu hút FDI năm 2023 tăng 34%, và ấn tượng hơn rất nhiều nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng của tổng FDI toàn thế giới chỉ 3%.
"Điều này cho thấy sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng. Vậy nên chúng ta có quyền để tự hào", bà Trang nói.
Về một số ngành mũi nhọn, JLL cũng đã có những nghiên cứu riêng. Thông thường, để tìm ra được ngành mũi nhọn để Việt Nam tập trung phát triển thì cần dựa vào nền tảng sẵn có của riêng mình, theo bà Trang.
"Đầu tiên là hệ thống nhà máy sản xuất sẵn có tại Việt Nam là gì. Mong muốn từ phía Chính phủ muốn thu hút vào ngành nào. Tiếp đến là về nguồn năng lực, năng lực hấp thụ nguồn vốn, cơ sở hạ tầng để hấp thụ nguồn vốn đó".
Bà tiếp tục nêu ý kiến: "Có thể bao gồm những ngành cụ thể như linh kiện điện tử, dệt may… Tỷ trọng đóng góp trong ngành này còn lớn, không có lý do gì để dừng lại mà không phát triển thêm. Chỉ là trong quá trình sản xuất, mình chuyển đổi xanh hoá.
Theo đại diện của JLL, Việt Nam có những thế mạnh riêng và nên tiếp tục phát triển mạnh hơn dựa trên đó, tiếp tục quá trình sản xuất xanh và tự động hoá nhiều hơn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.