Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2024 vừa qua, thị trường Việt Nam thu hút được hơn 2,36 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, lĩnh vực bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, bất động sản công nghiệp được đánh giá là kênh hàng đầu thu hút nguồn vốn từ các "đại bàng" quốc tế. Đây cũng là một trong những điểm sáng hiếm hoi của thị trường khi duy trì tỷ lệ lấp đầy, tốc độ tăng trưởng.
Dữ liệu của Dat Xanh Services cho thấy trong quý I/2024, nguồn cung bất động sản công nghiệp chưa ghi nhận thay đổi so với quý trước. Tuy nhiên số dự án mới triển khai, khởi công có sự tăng trưởng đáng kể trên khắp cả nước.
Cụ thể, nguồn cung bất động sản công nghiệp năm 2023 (chỉ xét trên diện tích mặt bằng sẵn sàng để sử dụng thực tế) khu vực miền Nam có khoảng 27.700, duy trì sự ổn định theo quý.
Xét về tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bất động sản công nghiệp khu vực miền Nam đạt khoảng 85%, duy trì sự ổn định theo quý. Nhu cầu thuê ổn định do sự gia tăng của làn sóng đầu tư ngoại vào Việt Nam và hoạt động sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu dần phục hồi, được thể hiện qua việc giá thuê có sự tăng nhẹ theo từng quý.
Giá cho thuê bất động sản công nghiệp được ghi nhận tăng nhẹ khi tại khu vực miền Nam đạt mức khoảng 177,2 USD/m2 cho kỳ hạn còn lại (tăng khoảng 3% theo quý).
Thực tế, thời gian qua hầu hết các khu công nghiệp đạt hiệu suất cho thuê cao đều có thế mạnh về vị trí, kết nối tốt với hạ tầng logistic, và đây cũng là tiêu chí hàng đầu để các chủ đầu tư và doanh nghiệp quyết định lựa chọn đầu tư hoặc thuê bất động sản công nghiệp.
Nhiều chủ đầu tư mới đã tham gia vào việc nghiên cứu, thu gom quỹ đất và xây dựng chiến lược dài hạn để phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn, đánh dấu sự mở rộng của thị trường từ lĩnh vực bất động sản nhà ở sang bất động sản công nghiệp.
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đánh giá phân khúc công nghiệp có thể coi là điểm sáng. Việc dịch chuyển dòng tiền của các tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ, EU, Singapore, Trung Quốc… vào Việt Nam được xem như cơ hội để các khu công nghiệp phát triển.
Thời gian tới, các chuyên gia dự báo bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ổn định. Khu vực miền Nam dự kiến được bổ sung thêm khoảng 27.900 ha, tăng 1% theo quý. Nhu cầu thuê mới sẽ đến từ sự phục hồi của ngành sản xuất, đơn hàng phục vụ xuất khẩu tăng và sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp FDI mới.
Tỷ lệ lấp đầy dự kiến duy trì ổn định tại khu vực miền Nam dự kiến tăng nhẹ 1%. Giá thuê dự báo tiếp tục duy trì ổn định và vẫn ở mức cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực là yếu tố giúp duy trì tỷ lệ lấp đầy ở mức cao của các khu công nghiệp.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.