CapitaLand Investment thuộc Tập đoàn CapitaLand dự kiến đầu tư thêm khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để mở rộng danh mục hạ tầng bất động sản công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường sản xuất của MNCs bên ngoài Trung Quốc.
Báo Nikkei Asia (Nhật Bản) cho biết “ông lớn” bất động sản từ có kế hoạch rót thêm 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong 2 năm tới, theo thông tin từ bà Patricia Goh, CEO khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.
Tập đoàn CapitaLand lẫn CapitaLand Investment được đánh giá có sức mạnh tài chính lớn nhờ vốn đầu tư từ Temasek Holdings, là tập đoàn đầu tư quốc gia của Singapore. Ngoài CapitaLand, danh sách các công ty con của Temasek Holdings còn bao gồm hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines, tập đoàn viễn thông Singtel, ngân hàng DBS, SP Group (công ty điện và gas Nhà nước), Mediacorp (tập đoàn báo chí, truyền thông của chính phủ Singapore) và nhiều công ty hàng đầu ở Singapore.
“Khi nhìn vào những công ty đang muốn đa dạng hóa chuỗi sản xuất bên ngoài Trung Quốc, Việt Nam chính là một lựa chọn tất yếu", bà Goh nói với Nikkei Asia.
Bà cho biết các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang nhắm tới Việt Nam. Ngoài ra, không ít các công ty điện tử từ Hàn Quốc cũng có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
CapitaLand không thể không đón đầu làn sóng này. CEO Đông Nam Á của CapitaLand Investment nhấn mạnh công ty chuyên về bất động sản của bà đang tìm cách mở rộng quỹ đất tại Việt Nam để làm khu công nghiệp hay mua thêm cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết bất động sản công nghiệp là phân khúc sáng nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay và sẽ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thời gian tới.
Ông cho biết tính đến hết quý I/2024, cả nước có 418 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu chế xuất, tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 130 ngàn hectare, tổng diện tích đất công nghiệp hơn 89 ngàn hectare.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút trên 10.400 dự án đầu tư trong nước và trên 11.200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng trên 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây.
Ông Đính nhấn mạnh: Nhu cầu ở mức cao và đang trong xu hướng tăng đẩy giá thuê đất khu công nghiệp lên cao, mức tăng ổn định từ 8 - 12% theo năm. Ở phía Nam hoạt động mạnh và nhu cầu lớn hơn nên giá thuê trung bình 188USD/m2/chu kỳ thuê; miền Bắc trung bình là 135 USD/m2/chu kỳ thuê. Nhu cầu kho bãi, nhà xưởng xây sẵn cho thuê cũng tiếp tục phát triển mạnh, giá thuê kho bãi, nhà xưởng xây sẵn dao động từ 4 - 5 USD/m2/tháng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.