Theo thông tin từ MLT, quỹ này sẽ bỏ ra chi phí tổng cộng 234 triệu đô-la Singapore (nhiều loại chi phí) để mua lại 2 dự án này cùng 1 tài sản khác tại Malaysia từ tập đoàn đầu tư và phát triển bất động sản Mapletree Investments của Singapore. Quỹ MLT là một phần trong hệ sinh thái của tập đoàn này.
Cả 3 dự án nhà kho nêu trên đều là kho hạng A, theo thông tin từ quỹ MLT. Cụ thể, giá mua lại 2 dự án Việt Nam (tại Bình Dương và Hưng Yên) là gần 1,26 ngàn tỷ đồng, tương đương với 68,4 triệu đô-la Singapore. Tên cụ thể là Mapletree Logistics Park III nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore II và Hưng Yên Logistics Park I trong KCN Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.
MLT không công bố giá mua cho từng dự án nhưng cho biết giá mua lại được giảm khoảng 3,2% (dự án ở Bình Dương) và 2,9% (dự án Hưng Yên) so với định giá độc lập mà cả quỹ lẫn công ty mẹ đã nhận được. Giá trả cho dự án thứ 3 ở Malaysia là 158 triệu đô-la Singapore.
Bà Ng Kiat, CEO của công ty quản lý quỹ MLT, cho biết trong thông cáo của công ty: "Nằm ở vị trí chiến lược tại các trung tâm logisitics phục vụ các cơ sở tiêu dùng ngày càng tăng ở Kuala Lumpur, TP.HCM và Hà Nội, những dự án này giúp định vị danh mục đầu tư của chúng tôi để khai thác tốt tiềm năng mới xuất hiện tại châu Á. Bên cạnh đó, các thị trường châu Á đã phát triển sẽ tiếp tục mang lại ổn định trong danh mục đầu tư của quỹ MLT".
Về nguồn cung, MLT cho biết kho bãi logisitics hiện đại hạng A chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn cung tại Malaysia và Việt Nam, lần lượt chiếm 39% và 30% tính theo diện tích sàn. Việc MLT mua lại là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách thuê.
Quỹ đầu tư từ Singapore cũng khẳng định việc các công ty đa quốc gia đang chọn những nước ở Đông Nam Á như Việt Nam làm địa điểm để đa dạng hóa chuỗi cung ứng làm nhu cầu bất động sản công nghiệp và logistics tăng lên. Việt Nam và Malaysia là những nước châu Á hưởng lợi chính từ chiến lược này.
Ngoài ra, sự bùng nổ chưa có điểm dừng lại của thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á cũng làm cho các công ty bất động sản phải săn lùng những dự án logisitics tại các thị trường và khu vực thích hợp. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử là giao hàng nhanh và liên tục, thông suốt. Yêu cầu này liên quan tới việc xây dựng các khu kho bãi cho các thị trường trọng điểm.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5 - 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15 - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% trong GDP, và xếp hạng theo chỉ số LPI (chỉ số hiệu quả logistics) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Đây chính là cơ hội cho các dự án kho bãi logisitcs phát triển.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.