Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện nay có 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. Trong đó 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt hơn 87.100 ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58.700 ha.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề liên tục bị gián đoạn cung ứng điện sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và tiến độ giao hàng của nhiều doanh nghiệp.
Việc buộc phải ngừng hoạt động vì cắt điện đột ngột có thể dẫn tới hư hỏng thiết bị sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra các chi phí phát sinh, tác động đến doanh thu lâu dài và tính bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt bị ảnh hưởng vì họ thường thiếu nguồn lực để đối phó với những gián đoạn như vậy.
Mặc dù một số khu công nghiệp đã triển khai hệ thống điện dự phòng, nhưng tính ổn định của hệ thống cũng là một bài toán khó tìm lời giải. Công suất vận hành đối với máy móc tại các nhà máy sản xuất là rất lớn, khó để có thể đảm bảo tính liền mạch đối với toàn bộ hệ thống trong tình trạng cắt điện thời gian dài.
"Khách thuê và các nhà đầu tư đang triển khai việc đa dạng hóa địa điểm sản xuất, với các lựa chọn khác có ưu đãi hấp dẫn hơn", ông Thomas Rooney - quản lý cấp cao, bộ phận dịch vụ công nghiệp, Savills Hà Nội cho hay.
Hiện tại, tại một số địa phương có thể thúc đẩy làn sóng dịch chuyển khách thuê và các nhà đầu tư di dời đến các địa phương khác. Một số nơi như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định... đang được các nhà đầu tư cân nhắc cho chiến lược đầu tư và di dời của mình.
Tại phía Nam, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp lại tính ổn định hơn, vì khả năng cung ứng điện tốt, do ít bị ảnh hưởng điều kiện thời tiết.
Ngoài ra, nghiên cứu của Savills, nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước đã có kế hoạch mở rộng thêm dự án đối với phân khúc nhà xưởng. Nguồn cung xây sẵn ở phía Bắc trong thời gian qua đã tăng mạnh, chủ yếu ở các thị trường bất động sản công nghiệp trọng điểm như Hải Phòng và Bắc Ninh.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.