Thứ sáu, 26/04/2024

Ngành dệt may vượt qua tuyệt vọng, đón thử thách mới

05/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Chi phí logistics đang ngày càng gia tăng vì thiếu hụt container, tắc nghẽn cảng biển, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm cách khắc phục khó khăn. Trong khi tổng cầu dệt may không tăng nhiều, miếng bánh không nở ra nhưng các nước khác đều nỗ lực tăng thị phần, sẽ là sức ép cho ngành trong năm 2022.

Ngành dệt may vượt qua tuyệt vọng vì dịch Covid-19, lại đón thử thách mới - Ảnh 1.

Ngành dệt may phục hồi ngoạn mục năm 2021... - Ảnh: Quốc Hải

Trong năm 2021, ngành dệt may Việt Nam cán đích 39 tỷ USD và chiếm thị phần thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may chỉ tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019, là đang trên đà giảm tốc; trong khi các đối thủ cạnh tranh lại tăng trưởng tốt hơn so với năm 2020, như: Trung Quốc (+12%), Ấn Độ (+52%) và Bangladesh (+13%).

Ngành dệt may "phục hồi ngoạn mục" trong năm 2021

Diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may chồng chất khó khăn vì chuỗi cung ứng liên tục đứt gãy. Đặc biệt là với những doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam khi phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến hoạt động sản xuất gần như đóng băng.

Một số khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và suy giảm tăng trưởng của toàn ngành.

Theo SSI Research, các công ty may mặc có trụ sở tại miền Bắc như TNG (Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG) và MSH (Công ty CP May Sông Hồng), không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý 3/2021. Vì vậy, mức tăng trưởng NPATMI (LNST của cổ đông công ty mẹ) ở các doanh nghiệp này đều ở mức cao, lần lượt là 31% và 105% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, VGG (Tổng Công ty CP May Việt Tiến) và TCM (Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công), đều có trụ sở tại miền Nam, có mức giảm đáng kể lần lượt là -44% và -41% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu hầu hết các công ty may mặc đều trải qua chặng đường phục hồi không mấy thuận lợi, những công ty đạt kết quả nổi bật lại là các công ty sản xuất sợi, đặc biệt là các công ty sản xuất sợi bông (sợi polyester thường ít biến động về giá hơn). Giá sợi toàn cầu đã bắt đầu cao hơn năm 2019 kể từ cuối tháng 2 và đạt đỉnh vào Q3/2021 khi giá sợi polyester và bông tăng khoảng 30% đến 50% so với cùng kỳ năm 2020, do giá bông và dầu tăng vọt, trong khi nhu cầu về sợi tăng nhanh, mà nguồn cung sợi của Trung Quốc dần cạn kiệt.

Ngành dệt may vượt qua tuyệt vọng vì dịch Covid-19, lại đón thử thách mới - Ảnh 2.

Sẽ có 3 kịch bản cho ngành dệt may trong năm 2022... - Ảnh: Quốc Hải

Mặt khác, lệnh cấm của Mỹ đối với bông có xuất xứ từ vùng Tân Cương cũng làm gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đẩy giá bông lên cao hơn. Trong 11 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam đạt 5,1 tỷ USD (+38% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu sợi), tăng 44%.

Nhìn chung, hầu hết các công ty sản xuất sợi đều có mức tăng trưởng mạnh, điển hình là Sợi Thế Kỷ (STK; tăng 171% so với cùng kỳ năm 2020) và Công ty CP Damsan (ADS; tăng tới 3.483% so với cùng kỳ năm 2020)  trong 9 tháng 2021.

Khả năng nào trong năm 2022?

Năm 2022, dự báo tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và ở Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Vì vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu năm 2022 theo 3 khả năng.

Khả năng 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, các doanh nghiệp tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 - 43,5 tỷ USD. 

Khả năng 2, kim ngạch xuất khẩu dệt may trung bình đạt 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm. 

Và khả năng 3, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt mức thấp nhất 38 - 39 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhận định, xảy ra khả năng nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc Việt Nam có chống dịch, kiểm soát dịch thành công hay không. "Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục triển khai chiến lược vaccine - đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới" - ông Cẩm nói.

Ngành dệt may vượt qua tuyệt vọng vì dịch Covid-19, lại đón thử thách mới - Ảnh 3.

Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035" để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, ứng dụng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu…

Còn theo dự báo của SSI Reasearch, ngành dệt may năm 2022 sẽ được định giá lại để phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ và triển vọng tích cực trong trung hạn. Việc định giá lại có thể xảy ra tiếp khi kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước trở nên rõ ràng hơn, giúp ngành gặt hái được nhiều lợi ích từ Hiệp định EVFTA.

Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều. Dẫu vậy, thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu.

Theo đó, người tiêu dùng có thể chịu mức giá cao hơn và các công ty sản xuất có mức biên lợi nhuận thu hẹp. VITAS dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ theo kịch bản khả quan và giả định dịch bệnh bắt đầu giảm dần trong Q1/2022 và đạt 41 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ) theo kịch bản cơ sở, dịch bệnh sẽ bắt dầu giảm dần trong Q2/2022.

Ngành sợi bông, sau khi tăng trưởng nhanh trong năm 2021, sẽ dần tìm được điểm cân bằng trong năm 2022. Giá bông đầu vào sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quý tới, nhưng khả năng cao sẽ điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022. Giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm 2022.

Do đó, SSI Research ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, Bộ Công Thương gần đây đã áp thuế nhập khẩu 5 năm đối với sợi polyester nhập khẩu (loại POY, DTY và FDY) có hiệu lực từ ngày 16/10/2021 - Trung Quốc (17,5%); Ấn Độ (54,9%); Indonesia (21,9%); và Malaysia (21,5%). Điều này sẽ có lợi cho hầu hết các công ty sản xuất sợi trong nước, đặc biệt là STK, công ty có thể mở rộng sản lượng tiêu thụ nội địa phù hợp với kế hoạch mở rộng năng lực hoạt động.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Nắng nóng là 1 trong những loại hình thiên tai nguy hiểm, nắng nóng và nắng nóng kéo dài có nguy cơ gây ra cháy nỗ tại khu vực dân cư. Đồng thời, nắng nóng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như mất nước, sốc nhiệt, say nắng, có khả năng dẫn đến đột quỵ.

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Khu du lịch sinh thái Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, đã có những "lời mời chào" rất hấp dẫn với những trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ, cho đến các phiên chợ, lễ hội ẩm thực đặc sắc...đến với du khách nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.