Sáng 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phiên họp nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, kết quả triển khai công tác lập quy hoạch. Bên cạnh đó là đánh giá kết quả làm việc của các thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc, làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, 25 đoàn công tác của các thành viên Chính phủ đã làm việc với các địa phương.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu từ thực tiễn chỉ đạo, điều hành, phân tích kỹ những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, khó khăn, thách thức, nhất là khó khăn, thách thức với cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân khách quan, đề ra giải pháp xử lý, tháo gỡ.
Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiếp tục chuyển biến khá tích cực, góp phần cải thiện kết quả chung của 5 tháng đầu năm và tạo đà cho những tháng tiếp theo. Trong đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 3,55% so với cùng kỳ, tiếp tục xu hướng giảm (4 tháng tăng 3,84%); lạm phát cơ bản tiếp tục chuyển biến tích cực.
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất cho vay giảm; ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 48% dự toán.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 5 ước lần lượt tăng 5,3%, 4,3% và 6,4% so với tháng trước; 5 tháng ước xuất siêu 9,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tháng 5 đạt gần 2 tỷ USD, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đạt 10,86 tỷ USD, bằng 92,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục có chuyển biến. Các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu chuyển biến tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh... đã hỗ trợ tích cực, từng bước khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/5 đạt trên 157.000 tỷ đồng, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng giao, tương đương cùng kỳ năm 2022, nhưng số tuyệt đối cao hơn 41.000 tỷ đồng; đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, giải quyết việc làm.
Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, Chính phủ tiếp tục tập trung làm tốt công tác an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân. Các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh.
Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả, đi vào thực chất; tổ chức tốt các cuộc trao đổi đoàn cấp cao, gắn kết chặt chẽ giữa song phương và đa phương, tham gia thành công với nhiều sáng kiến, trao đổi tích cực được ghi nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-42, Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản...
Qua đó cho thấy vị thế, vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao quan hệ đối tác, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu, thu hút FDI, thị trường khách du lịch quốc tế.
Doanh nghiệp vẫn đối mặt với thách thức lớn để tồn tại
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI... tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đối mặt với thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất kinh doanh, chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường.
Điều hành kinh tế vĩ mô tiếp tục chịu nhiều áp lực, thu ngân sách Nhà nước thời gian tới có thể bị tác động mạnh do sản xuất, kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn.
Tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức. Rủi ro dịch bệnh, bão lũ, nắng nóng, hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến trái quy luật, khó dự báo, an ninh kinh tế, an ninh mạng, bạo lực học đường phức tạp... tiếp tục là những vấn đề cần quan tâm.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.
Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.