Theo đó, Quốc hội quyết nghị tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Quốc hội giao Chính phủ tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm bảo đảm nhiệm vụ thu và khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2025 đã được Quốc hội quyết định.
Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, giảm 2% thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp, người dân giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Theo thông tin về diễn biến kinh tế - xã hội thời gian qua tại Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng như Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều điểm tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Trong bối cảnh đó, tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để góp phần tạo động lực thúc đẩy, phát triển cho nền kinh tế, cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thời gian áp dụng giảm thuế trong 6 tháng đầu năm 2025.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong 6 tháng đầu năm 2025 tương đương khoảng 26,1 nghìn tỷ đồng. Việc giảm thuế giá trị gia tăng tác động làm giảm thu NSNN nhưng cũng có tác động kích thích sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho NSNN.
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp Quốc hội giao Chính phủ về dự toán NSNN năm 2025; chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế.
Cùng với đó, chủ động có kịch bản, phương án điều hành ngân sách; xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng ngân sách các cấp đảm bảo chủ động xử lý các nhu cầu phát sinh, đồng thời dành được nguồn để giảm chi trong trường hợp hụt thu ngân sách. Đối với ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do giảm thuế giá trị gia tăng, thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
Đối với tăng trưởng kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Đối với người dân, đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm 2% mức thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
Đối với doanh nghiệp, việc giảm 2% mức thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thông qua doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng dẫn đến giảm giá bán của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Từ đó, giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục liên quan đến dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ ngay trong tháng 12 này.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.