Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết từ nay đến cuối năm, cơ quan này sẽ tiếp tục duy trì và thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp gắn với cơ chế chính sách hỗ trợ của ngân hàng trung ương về tín dụng, lãi suất, dịch vụ và cải cách hành chính… để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường phối hợp với sở ngành, quận huyện và hiệp hội doanh nghiệp để tháo gỡ cụ thể khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì họp định kỳ tháng với Sở Công Thương, hiệp hội doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cũng như nắm bắt kịp thời thông tin doanh nghiệp.
Theo ông Lệnh, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp gặp khó, mà đối với các doanh nghiệp hoạt động tốt, nhất là trong các lĩnh vực là động lực tăng trưởng sẽ có ý nghĩa lan tỏa và hiệu ứng lớn hơn.
Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có dòng tiền và trả nợ ngân hàng tạo luân chuyển vốn cũng như tác động hiệu ứng đối với doanh nghiệp khác và ngành lĩnh vực khác, từng bước phục hồi và tăng trưởng. Ý nghĩa này cần được phát huy để từng bước cải thiện và nâng cao khả năng hấp thụ vốn trong toàn bộ nền kinh tế.
Tính đến cuối tháng 5, vốn tín dụng được cấp tại TP.HCM đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 0,61% so với tháng trước và tăng 1,93% so với cuối năm 2023 và tăng 9,83% so với cùng kỳ.
Về hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế thông tư 02/2023/TT-NHNN cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, với dư nợ đạt 44.623 tỷ đồng cho 41.094 khách hàng; giải ngân gói tín dụng ưu đãi thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt 207.195 tỷ đồng, chiếm 40,6% quy mô gói.
Năm tháng đầu năm 2024, có gần 70.000 khách hàng, doanh nghiệp được giải ngân và hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp và áp dụng chính sách ưu đãi từ các chương trình tín dụng của ngân hàng trung ương như cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên; giải ngân gói lâm sản thủy sản; cho vay ngoại tệ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu…
Chương trình cho vay bình ổn thị trường từ đầu năm đến nay đã giải ngân đạt 5.375 tỷ đồng cho 32 doanh nghiệp (gồm 14 doanh nghiệp bình ổn và 18 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng) với lãi suất cho vay thấp, luôn thấp hơn lãi suất thị trường trong mọi thời điểm, mọi giai đoạn.
Chương trình cho vay nông nghiệp và nông thôn đạt 351.302 tỷ đồng, cho khoảng 1,63 triệu khách hàng là hộ nông dân và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp và nông thôn của thành phố cũng như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực này, tăng 4% so với cuối năm và tăng 24% so với cùng kỳ.
Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.
GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.
Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.
Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.