Theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam, mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục và khá chắc chắn là đã chạm đáy trong tổng thể đánh giá mức lợi tức kênh đầu tư ít rủi ro nhất này so với lạm phát, tỷ giá và nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
Dù kinh tế Việt Nam đã cải thiện trong quý 1/2024, đặc biệt là sự phục hồi trong hoạt động ngoại thương, các yếu tố khác như sản xuất công nghiệp, tiêu dùng nội địa, bán lẻ, đơn hàng mới vẫn cần thêm số liệu rõ ràng trong thời gian tới để khẳng định xu hướng tăng trưởng vững chắc; từ đó hỗ trợ sự tự tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư mạnh dạn tiếp cận tín dụng, mở rộng đầu tư sản xuất và tiêu dùng.
Các dữ liệu dài hơn trước dịch COVID-19 cũng cho thấy tín dụng trong nước vẫn thường có xu hướng tăng rất chậm trong quý 1 và chỉ bắt đầu hồi phục vào quý 2 hàng năm. Từ đó, ông Quang cho rằng lãi suất tiết kiệm có thể tăng 0,5-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ tháng 5 đến hết năm 2024.
Ông Abel Lim - Giám đốc Tư vấn và chiến lược quản lý tài sản, Tập đoàn UOB (Singapore) - cho rằng khả năng cắt giảm lãi suất của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) vào giữa cuối năm nay có thể giúp giảm bớt sức mạnh của USD, hỗ trợ cho sự phục hồi của VND.
“Do lạm phát tăng cao hơn dự kiến trong năm nay, Fed đã phát tín hiệu rằng họ cần duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn. Việc cắt giảm lãi suất chỉ được kỳ vọng khi họ tin tưởng hơn rằng lạm phát đang chậm lại ở mức 2%. Trong bối cảnh đó, USD đã mạnh lên và dẫn đến sự suy yếu của các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng Việt Nam".
Ông Lim cho biết quan điểm của UOB là Fed sẽ có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay, vào tháng 9 và tháng 12.
"Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm nay. Do đó, chúng tôi cho rằng sức mạnh của USD sẽ giảm bớt trong những tháng tới và tỷ giá USD/VND sẽ phục hồi về mức 24,000 vào cuối năm 2024", ông Lim cho biết.
UOB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2024.
Dự báo lạm phát
Về lạm phát năm 2024 tại Việt Nam, ông Đinh Đức Quang dự báo lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh các cấu phần chính trong rổ hàng hóa tính toán chỉ số giá tiêu dùng như giá nhiên liệu, lương thực thực phẩm, chi phí y tế, giáo dục, tỷ giá… đang tiếp tục chịu áp lực tăng.
Các diễn biến nóng trên toàn cầu như xung đột địa chính trị, rủi ro vận tải biển, biến đổi khí hậu là các nguyên nhân chính gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có một số cơ sở thuận lợi trong việc kiểm soát lạm phát từ cả cơ cấu tự chủ hàng hóa thiết yếu sản xuất trong nước và kinh nghiệm phối hợp các chính sách tiền tệ, tài khóa.
Ông Quang dự báo lạm phát quý 2 sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 3,5-4% và lạm phát cả năm có thể là 3,8%.
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.
Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.