Tại cuộc họp chiều 23/11, theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, chủ trương sử dụng xe điện (nhiên liệu sạch) đã được xác định tại Nghị quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, do đó, Sở Giao thông Vận tải thống nhất đã đề xuất triển khai đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn TP.HCM.
Trong 9 tháng năm 2023, tuyến xe buýt D4 thực hiện được 28.842 chuyến vận chuyển khoảng 819.075 lượt hành khách giúp giảm lượng phương tiện giao thông cá nhân lưu thông trên đường, qua đó góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông và đặc biệt giảm lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Về chất lượng dịch vụ, kết quả khảo sát hài lòng của hành khách, đánh giá theo quý đều đạt trên 89~95 điểm (thang điểm 100); kết quả đánh giá tuyến theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng, tuyến xe buýt điện D4 đang được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ với số điểm đạt được là 100/100 điểm.
Qua quá trình hoạt động thời gian qua, mặc dù sản lượng hành khách tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn phát sinh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng hành khách tăng trưởng không đạt như kỳ vọng.
Theo báo cáo của Công ty Vinbus ngày 9/10/2023, Công ty Vinbus nhận định tỷ lệ trợ giá cho tuyến xe buýt điện D4 hiện nay 44,1% (tỷ lệ theo đề xuất trước đây của Vinbus) là thấp trong điều kiện sản lượng không như kỳ vọng dẫn đến Công ty thua lỗ. Do đó, Công ty đề nghị điều chỉnh tỷ lệ trợ giá cho các tuyến xe buýt điện tại TP.HCM.
Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức họp Tổ công tác theo dõi, thực hiện tổng kết, đánh giá hoạt động thí điểm vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện (thành viên bao gồm: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ). Qua đó, hầu hết các thành viên ghi nhận các khó khăn, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động vận tải hành khách công cộng và có ý kiến thống nhất cần điều chỉnh tăng tỷ lệ trợ giá/chi phí nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về tài chính cho đơn vị vận tải.
Sở Giao thông Vận tải ủng hộ phát triển giao thông công cộng sử dụng năng lượng xanh phù hợp với chủ trương, chính sách về phát triển phương tiện sử dụng năng lượng điện. Do trong giai đoạn thí điểm (chưa có định mức, đơn giá của xe buýt điện) nên các nội dung liên quan chi phí, kinh phí trợ giá phải được sự chấp thuận của UBND TP.
Do đó, nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn và khuyến khích đơn vị vận tải tham gia đến hoạt động vận tải hành khách công cộng sử dụng năng lượng xanh; Sở Giao thông Vận tải đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và Công ty VinBus để thống nhất báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, điều chỉnh tỷ lệ trợ giá phù hợp tương đương tỷ lệ trợ giá bình quân của hệ thống xe buýt.
Tỷ lệ trợ giá/chi phí của tuyến xe buýt điện D4 này đang là 44,1%. Tỷ lệ này được xây dựng trên cơ sở thống kê tỷ lệ trợ giá bình quân trong 10 năm (từ năm 2009-2019). Đây là tỷ lệ Sở GTVT đã báo cáo UBND TP theo văn bản đề xuất mở mới tuyến xe buýt điện trên cơ sở đề xuất của Công ty VinBus vào năm 2021.
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng, tỷ lệ trợ giá/chi phí bình quân toàn hệ thống năm 2020 là 59,7%; năm 2021 là 58,3%; năm 2022 là 68,5% và năm 2023 là 64,8%. Như vậy, tỷ lệ trợ giá của tuyến D4 hiện nay là thấp so với bình quân toàn hệ thống.
Được biết, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã kiến nghị UBND TP chấp thuận áp dụng tỷ lệ trợ giá 64,8% cho 5 tuyến buýt điện trong năm 2023.
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.