Hiện tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chạm ngưỡng 44,3 tỷ USD, tăng nóng 39 tỷ USD chỉ sau 1 đêm từ sự kiện cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq, theo Bloomberg.
Cổ phiếu VinFast chào sàn Nasdaq trong phiên giao dịch 15/8 với giá khởi điểm 22 USD/cổ phiếu, giá tham chiếu là 10,45 USD.
Phiên giao dịch chính thức bắt đầu vào 21h30 (giờ Việt Nam), tuy nhiên, cổ phiếu VFS đã nóng ngay từ đợt giao dịch trước mở cửa, có thời điểm lên gần 28 USD/cổ phiếu và đến 21h, thị giá VFS ở mốc 23,11 USD.
Kết phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VFS đóng cửa hưng phấn ở mức giá 37,06 USD/cổ phiếu, tăng hơn 68% so với mức giá chào sàn 22 USD. Khối lượng khớp lệnh trong phiên đầu tiên đạt mức gần 6,8 triệu cổ phiếu.
Với 2,3 triệu cổ phiếu VFS đang lưu hành, giá trị vốn hóa của hãng xe điện này ngay sau phiên giao dịch đầu tiên tại Mỹ đã nâng lên mức 85,2 tỷ USD, gấp 3,7 lần định giá ban đầu là 23 tỷ USD.
Trước phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq vài ngày, nhận định về sự kiện Vinfast sáp nhập với Black Spade, Bloomberg nói rằng nếu đúng kế hoạch, đây sẽ là giao dịch sáp nhập thông qua SPAC có quy mô lớn thứ ba trong lịch sử. Và điều này sẽ giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 11 tỷ USD, từ 5 tỷ USD hiện tại lên 16 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Với mức vốn hóa hơn 85 tỷ USD, VinFast ngay lập tức lọt vào top hãng sản xuất xe có vốn hóa lớn nhất trên thế giới, vượt cả Mercedes - Benz, BMW, Honda…
Như vậy, VinFast - công ty thuộc Tập đoàn Vingroup Việt Nam đã chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng toàn cầu, và là thương hiệu Việt có giá trị vốn hoá lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, tính đến hiện tại.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/8, giá trị vốn hóa của Vingroup là khoảng 11,2 tỷ USD, của Vinhomes là khoảng 11,4 tỷ USD và Vincom Retail là 3 tỷ USD.
Dẫn dắt công ty sau niêm yết vẫn là Tổng Giám đốc Toàn cầu Lê Thị Thu Thủy. Chia sẻ về cột mốc quan trọng này, bà Lê Thị Thu Thuỷ cho biết việc VinFast được niêm yết tại Mỹ hôm nay là thành tựu dành cho những nỗ lực, nhưng quan trọng hơn cả, đây là sự khởi đầu mới của VinFast với tư cách là một công ty đại chúng.
Việc VinFast niêm yết thành công sẽ tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu phổ cập xe điện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường tới đông đảo người tiêu dùng, thực hiện cam kết trong cuộc cách mạng di chuyển bền vững trên quy mô toàn cầu.
Bên cạnh đó, sự kiện còn mở ra khả năng tiếp cận thị trường vốn lớn nhất thế giới và hướng đi quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc thị trường Vốn toàn cầu của Nasdaq – ông Bob McCooey, chia sẻ ông đã có chuyến thăm, khảo sát trực tiếp tại nhà máy VinFast Hải Phòng, và tận mắt chứng kiến hoạt động của nhà máy VinFast, nhà sản xuất xe điện với cam kết vì một tương lai xanh cho mọi người.
Công ty đã kết hợp tuyệt vời giữa thiết kế đẹp mắt, công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại nhất, để tạo nên nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tiên của Việt Nam. Vingroup đã và đang thay đổi cách sống của người dân Việt Nam trong 30 năm qua. Và giờ đây, VinFast mang sứ mệnh đó vươn ra tầm thế giới, sứ mệnh của họ đầy tham vọng nhưng đơn giản: kiến tạo một tương lai bền vững cho mọi người.
"Thông qua quan hệ đối tác toàn cầu với các nhà cung cấp và các tổ chức đáng tin cậy cũng như các khoản đầu tư chưa từng có tiền lệ vào Nghiên cứu & Phát triển (R&D), VinFast đã sẵn sàng dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.
Nasdaq rất vinh dự và hào hứng được lần đầu tiên chào đón VinFast từ bên kia đại dương đã chính thức trở thành thành viên của gia đình Nasdaq", ông Bob McCooey nói.
Ông cũng nói rằng buổi lễ niêm yết tại Nasdaq là một khẳng định mạnh mẽ cho sự lao động và cống hiến tận tụy của mọi thành viên VinFast, cho niềm đam mê dẫn lối, tiên phong và đổi mới sáng tạo. Con người và văn hóa của VinFast đã mang đậm dấu ấn của tinh thần khởi nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô.
Tính đến 30/6/2023, VinFast đã bàn giao khoảng 19.000 ô tô điện, bao gồm các mẫu VF e34, VF 5, VF 8, VF 9 đến khách hàng.
Trong thời gian tới, VinFast sẽ tiếp tục ra mắt VF 6, VF 7, VF 3 tại Việt Nam và các thị trường quốc tế. Công ty cũng nhanh chóng giới thiệu các giải pháp và thế hệ xe điện tiếp theo, để tiếp tục mở rộng dấu ấn của thương hiệu, hiện thực hóa mục tiêu xanh hoá giao thông trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, VinFast đã thiết lập vị thế vững chắc, với nhà máy sản xuất hiện đại đặt tại Hải Phòng với tỷ lệ tự động hóa sản xuất lên tới 90%, công suất sản xuất đến 300.000 xe/năm trong giai đoạn 1.
VinFast cũng đã triển khai mạng lưới cổng sạc phủ khắp 63 tỉnh thành, và đang tiếp tục mở rộng hơn nữa trong những năm tới.
Trên toàn cầu, VinFast đã xây dựng được mạng lưới bán lẻ và dịch vụ với 122 showroom và xưởng dịch vụ VinFast.
Ngày 28/7 vừa qua, VinFast vừa khởi công nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ, đánh dấu bước tiến mới trong kế hoạch phát triển thị trường, tự chủ nguồn cung tại khu vực Bắc Mỹ.
Song song đóa, hãng cuãng đang thiết lập vị thế thương hiệu thông qua việc khai thác tiềm năng hợp tác với các nhà phân phối và đại lý tại hàng chục thị trường trọng điểm, bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu, Việt Nam và Đông Nam Á.
Năm 2023, VinFast dự báo doanh số bán hàng đạt 45.000 -50.000 chiếc, và cho biết có thể sản xuất xe bán tải điện, ôtô mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu.
VinFast được thành lập năm 2017, đến 2019, VinFast khánh thành nhà máy tại Hải Phòng và những chiếc ô tô đầu tiên cũng ra đời ngay sau đó.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự đoán VinFast sẽ hòa vốn vào cuối năm 2024. Ông vẫn cam kết tài chính với VinFast.
Trong quý 1 vừa qua, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng đã ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast.
Theo thỏa thuận trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.