Thứ bảy, 14/12/2024

3 sếp Sun Group, VinGroup, BRG cùng hiến kế để du lịch Việt Nam không "đi trước về chậm"

15/03/2023 1:53 PM (GMT+7)

Sun Group đề xuất một loạt chính sách, trong đó có sự đột phá mới về visa, để thu hút khách quốc tế. VinGroup cho rằng cần phát triển nhiều sản phẩm mới đẳng cấp. Chủ tịch BRG mong muốn nên tập trung vào nhóm khách chi tiêu cao.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”, diễn ra sáng 15/3, các “ông lớn” trong ngành du lịch Việt Nam như Sun Group, VinGroup, BRG đã đề xuất một loạt giải pháp để ngành du lịch thực sự phục hồi, bứt phá sau một năm mở cửa sớm nhưng lại bị đánh giá “đi trước về chậm”.

Chủ tịch Sun Group: Chính sách visa cần đột phá hơn

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường nhấn mạnh vai trò của thị trường khách quốc tế đối với du lịch Việt Nam, khi nhóm khách này đóng góp lớn vào doanh thu của cả ngành du lịch.

Ông Trường dẫn chứng năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt con số 18 triệu, bằng 21% khách nội địa, nhưng doanh thu của nhóm này chiếm gần 2/3, do có thời gian lưu trú dài, từ 8-12 ngày. Thậm chí khách từ thị trường trọng điểm lưu trú đến 15 ngày, chi tiêu từ 1.100 - 2.000 USD/chuyến đi. Trong khi đó, khách nội địa chủ yếu đi vào cuối tuần, lưu trú từ 1 - 2 ngày, mức chi tiêu thấp hơn.

Các “ông lớn” Sun Group, VinGroup, BRG kiến nghị gì để du lịch Việt Nam không "đi trước về chậm"? - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường kiến nghị cần có đột phát về chính sách visa. Ảnh VGP

Chủ tịch Sun Group cho rằng vừa qua, chính sách visa du lịch của Việt Nam đã có những điểm tiến bộ nhưng để đột phá hơn, cạnh tranh trong tương lai và bền vững, cần phải có những cải cách mạnh hơn nữa, mới có thể đạt được như kỳ vọng và gần nhất là đuổi kịp Thái Lan.

Ông tiếp tục dẫn chứng năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế thì Thái Lan đã đạt 40 triệu. Năm 2023, mục tiêu của Việt Nam là 8 triệu thì Thái Lan đã đón 25 triệu. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mục tiêu năm 2030 Việt Nam đón 35 triệu, thì Thái Lan năm 2027, họ đã có kế hoạch đón 80 triệu khách. Nếu như không có các giải pháp đột phá ngay bây giờ thì du lịch Việt Nam tiếp tục đi sau.

Chủ tịch Sun Group Đặng Minh Trường kiến nghị các bộ, ngành sớm xem xét phân tích, đánh giá, trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội để sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Xuất nhập cảnh. Ông kỳ vọng các quy trình được rút gọn làm sao chỉ trong một kỳ họp là xong.

Cụ thể, ông Trường đề xuất tăng thời hạn thị thực đối với khách du lịch quốc tế 90-180 ngày, thời gian tạm trú từ 30-45 ngày, và cho phép nhập cảnh nhiều lần. Đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực nhập cảnh, tăng từ 15 ngày lên 30-45 ngày và cũng cho nhập cảnh nhiều lần.

Về visa, Chủ tịch Sun Group đề xuất gia hạn hoặc mở rộng các đối tượng, các quốc gia có thể được miễn visa đơn phương, trong đó có những thị trường trọng điểm. Ví dụ như hiện nay, thị trường Australia chi tiêu 4 tỷ USD/năm để đi du lịch, hay Canada trên 33 tỷ USD, hoặc các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ đều chi từ 21-26 tỷ USD.

Ngày 4/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì đề xuất giải pháp nghiên cứu mở rộng đối tượng miễn visa nhập cảnh đơn phương. 

“Tôi rất mong muốn trong thời gian tới sớm ban hành nghị quyết về vấn đề này, có thể trước mùa du lịch mùa hè, để chúng ta đón du khách, thực hiện mong muốn đón 8 triệu khách, thậm chí còn hơn trong năm 2023”, Chủ tịch Sun Group Đặng Minh Trường đề xuất.

CEO VinGroup: Cần phát triển nhiều sản phẩm mới, đẳng cấp

Tổng Giám đốc Tập đoàn VinGroup Nguyễn Việt Quang chia sẻ mảng du lịch Vinpearl đã là thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí lớn của Việt Nam. Vinpearl hiện có 45 cơ sở tại 17 tỉnh, thành trên toàn quốc. Công suất phòng trên 18.500 phòng khách sạn và biệt thự.

Các “ông lớn” Sun Group, VinGroup, BRG kiến nghị gì để du lịch Việt Nam không "đi trước về chậm"? - Ảnh 3.

CEO VinGroup Nguyễn Việt Quang kiến nghị phát triển nhiều sản phẩm mới, đẳng cấp. Ảnh VGP

Trong giai đoạn du lịch Việt Nam phục hồi, Vinpearl đã đưa ra những sản phẩm mới đón đầu xu hướng thế giới, như nghỉ dưỡng phục hồi, nghỉ dưỡng biển kết nối gia đình, nghỉ dưỡng tại resort 5 sao, hội họp kết hợp du lịch giải trí.

“Chúng tôi cho rằng để hiện thực hóa cam kết mang đến dịch vụ đẳng cấp, trải nghiệm xuất sắc, thì việc không ngừng phát triển những sản phẩm mới kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khám phá, thể thao hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách chính là điều kiện tiên quyết”, lãnh đạo Vingroup nói.

Thời gian qua, ngoài thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, Nga, Trung Quốc, Vinpearl đã bắt đầu khai thác nguồn khách mới từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, và đã đạt được những thành tựu khả quan.

Ông Quang kỳ vọng với những nỗ lực của Vinpearl và sự chung tay của các doanh nghiệp để đa dạng hóa, làm mới sản phẩm, sẽ góp phần thực hiện thành công những mục tiêu của Chính phủ và ngành du lịch, góp phần đưa du lịch Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, trở thành điểm đến hấp dẫn, đẳng cấp hàng đầu thế giới.

Phía VinGroup cũng đề nghị giải quyết các vấn đề của ngành du lịch hiện nay, là tăng cường quảng bá về thị trường, mở rộng chính sách cấp thị thực, ưu đãi hợp lý về thuế… để thu hút khách du lịch và tại điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Chủ tịch BRG: Quan tâm khách chi tiêu cao

Nhắc lại mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 và mục tiêu doanh thu 650.000 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho rằng đây là con số quyết tâm đạt được, nhưng cũng cần phải có nhiều giải pháp tập trung nhóm khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.

Các “ông lớn” Sun Group, VinGroup, BRG kiến nghị gì để du lịch Việt Nam không "đi trước về chậm"? - Ảnh 4.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kiến nghị quan tâm khách chi tiêu cao. Ảnh VGP

Theo bà Nga, tập đoàn đang vận hành nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, được các tập đoàn quốc tế top đầu của thế giới quản lý. Đối tượng chính của doanh nghiệp hiện nay là có mức chi trả của du lịch cấp cao, gấp 2-3 lần mức của khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam, từ 200-300USD/ngày và thường ở 3-4 ngày. 

Về khách sạn, năm 2022, Tập đoàn BRG có 652.000 lượt khách. Năm 2023, mục tiêu đạt 1 triệu lượt khách hạng sang.

“Chúng tôi có thế mạnh là kết hợp du lịch khách sạn với golf. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều khách du lịch đến Việt Nam để chơi golf như hiện nay, và du lịch golf của chúng ta đã được thế giới công nhận là điểm du lịch chơi golf tốt nhất”, bà Nga nói.

Năm 2022, Tập đoàn BRG có 300.000 vòng chơi golf, năm 2023 đặt kế hoạch đạt 380.000 vòng chơi. Hàng năm đều tổ chức các giải golf quốc tế cho khu vực. Đây cũng là hướng phát triển cho du lịch Việt Nam để thu hút khách quốc tế.

Chủ tịch BRG kiến nghị Chính phủ nghiên cứu để điều chỉnh mức thuế VAT cho phù hợp nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn. Tăng cường tập trung quảng bá cho du lịch và tiếp thị hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng bản sắc văn hóa du lịch cho từng vùng, từng miền.

Với vấn đề visa, bà Nga đề nghị tăng hạn visa từ 2 đến 4 tuần cho khách có thời gian đi du lịch nhiều hơn, chi nhiều tiền cho du lịch để doanh thu du lịch của chúng ta được tăng hơn. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Căn cước" bất ngờ nổi lên trong xu hướng tìm kiếm trên Google năm 2024

"Căn cước" bất ngờ nổi lên trong xu hướng tìm kiếm trên Google năm 2024

Năm 2024, từ khóa "căn cước" bỗng hiện diện trong danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật trên Google tại Việt Nam cùng với những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều như bão Yagi hay Euro (giải vô địch bóng đá châu Âu).

Thời tiết ảnh hưởng đến các chuyến bay, hàng không điều chỉnh lịch

Thời tiết ảnh hưởng đến các chuyến bay, hàng không điều chỉnh lịch

Một số chuyến bay đến và đi sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM đã phải điều chỉnh lịch trình khai thác do ảnh hưởng của thời tiết. Nhà chức trách hàng không yêu cầu các đơn vị tăng cường giải pháp ứng phó.

Lần đầu tiên, người dân TP.HCM được xem hoà nhạc "Bài ca không quên" tại phố đi bộ

Lần đầu tiên, người dân TP.HCM được xem hoà nhạc "Bài ca không quên" tại phố đi bộ

Sự kiện hoà nhạc "Bài ca không quên" lần đầu tiên được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) dự kiến thu hút hơn ngàn hàng người dân, du khách.

Doanh nghiệp mạnh tay đưa hàng Việt vào siêu thị Nhật

Doanh nghiệp mạnh tay đưa hàng Việt vào siêu thị Nhật

Hệ thống siêu thị và bán hàng của Aeon là mục tiêu của hàng loạt sản phẩm organic, nông sản tươi như bưởi da xanh, trà kombucha, mỹ phẩm thiên nhiên… từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều công ty Mỹ tại Việt Nam bất ngờ muốn tuyển thêm người

Nhiều công ty Mỹ tại Việt Nam bất ngờ muốn tuyển thêm người

Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.

TP.HCM quyết di dời 46.000 nhà ven sông

TP.HCM quyết di dời 46.000 nhà ven sông

Tình trạng nhà ở trên và ven sông, kênh, rạch hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM. Vì vậy, lãnh đạo địa phương đang quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý.