Thứ năm, 14/11/2024

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB trả lại 5.000 tỷ đồng

08/11/2024 6:21 AM (GMT+7)

Tại phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan yêu cầu được nhận lại 5.000 tỷ đồng góp vào SCB cùng nhiều bất động sản, khẳng định các tài sản này không thuộc sở hữu cá nhân bà.

Hội đồng xét xử (HĐXX) chuyển sang phần xét hỏi đối với bà Trương Mỹ Lan và đại diện Ngân hàng SCB vào chiều 7/11 nhằm giải quyết các nội dung kháng cáo liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án.

Tại tòa, bà Lan đề nghị được hoàn trả số tiền 5.000 tỷ đồng mà bà đã góp vào Ngân hàng SCB để tăng vốn điều lệ. Bà cũng đề nghị được trả lại quyền sở hữu đối với một số tài sản nhà đất mà bà cho rằng thuộc quyền sở hữu của gia đình hoặc cá nhân khác chứ không phải của bà. 

Bà Lan xin nhận lại các tài sản bao gồm nhà cổ số 110 Võ Văn Tần (quận 3) do mẹ bà mua cho con gái bà Lan, các nhà đất tại 78 Nguyễn Huệ, 19-25 Nguyễn Huệ và 24 Lê Lợi (quận 1), cùng một số tài sản khác thuộc sở hữu người thân bà. 

Đối với nhà đất số 193 Trần Hưng Đạo, là trụ sở Công ty Vạn Thịnh Phát, bà Lan cũng đề nghị tòa xem xét để hoàn lại.

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị được hoàn 5.000 tỷ đồng đã góp vào SCB- Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa phúc thẩm Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. Ảnh: Xuân Huy

Về vấn đề tăng vốn điều lệ, đại diện SCB cho biết đã hoàn tất thủ tục pháp lý vào năm 2021, nhưng việc tăng vốn điều lệ chưa có giấy chứng nhận chính thức, trong khi số tiền góp đã được hòa vào dòng tiền hoạt động của ngân hàng.

Phía SCB đã gửi kháng cáo 5 nội dung chính, bao gồm yêu cầu bồi thường thiệt hại lãi suất, việc xử lý các tài sản thế chấp, chấm dứt kê biên một số tài sản và đảm bảo quyền của SCB trong xử lý các tài sản này. SCB cũng đề nghị được giao quyền xử lý dự án 6A để khắc phục hậu quả.

Trong quá trình trả lời thẩm vấn, đại diện SCB cho biết trong 1.121 mã tài sản mà tòa sơ thẩm giao SCB xử lý, một số mã tài sản bị chồng lấn với tài sản mà tòa tuyên trả lại cho các cá nhân khác, như Công ty Phương Trang. SCB cũng nêu lo ngại rằng trong trường hợp tài sản của bà Trương Mỹ Lan không đủ bồi thường 673.000 tỷ đồng, cơ quan thi hành án có thể sẽ cấn trừ vào số tài sản thế chấp.

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị được hoàn 5.000 tỷ đồng đã góp vào SCB- Ảnh 2.

Phiên tòa sẽ tiếp tục phần xét hỏi vào ngày 8/11. Ảnh: Xuân Huy.

Khi chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi liệu yêu cầu này có dẫn đến việc bà Lan phải bồi thường hai lần hay không, đại diện SCB phủ nhận nhưng vẫn bảo lưu quan điểm kháng cáo.

Về kháng cáo yêu cầu tính lãi suất, bà Lan không đồng ý và cho rằng điều này không đúng quy định pháp luật. Bà cũng giải thích thêm về các khoản vay cá nhân liên quan đến các công ty Hồng Phát, T&H Hạ Long, và Phương Trang, khẳng định rằng tài sản mà các công ty này thế chấp thực chất là vay từ cá nhân bà để hỗ trợ SCB trong quá trình tái cơ cấu.

Bà Lan khẳng định đã đóng góp nhiều cho SCB và phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt tài sản. "SCB không có quyền nói rằng tôi chiếm đoạt. Số tiền đó tôi đã đưa vào SCB," bà Lan nhấn mạnh trước tòa.

Cũng tại phiên tòa, chủ tọa cho biết bị cáo Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Capella, đã xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Ông Trí đã nộp khắc phục thêm 189 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục lên 1.000 tỷ đồng. Luật sư của ông Trí cho biết ông đã nộp tiền án phí.

Trước đó, ông Trí bị tai nạn chấn thương nên sức khỏe hạn chế. Ông Trí bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. HĐXX cho biết việc vắng mặt ông Trí không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TS. Đinh Thế Hiển: Thị trường bất động sản 2025 tiếp tục 'tan băng', thanh khoản phục hồi

TS. Đinh Thế Hiển: Thị trường bất động sản 2025 tiếp tục 'tan băng', thanh khoản phục hồi

TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường bất động sản 2025 tiếp tục hồi phục, rõ rệt nhất tại các thành phố lõi như Hà Nội, TP.HCM và vùng ven - những nơi mà có xu hướng tích tụ dân.

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Ủng hộ đề xuất mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, song, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "cơn sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.

Temu "tung chiêu" ép khách chỉ được mua đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng

Temu "tung chiêu" ép khách chỉ được mua đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng

Temu bất ngờ thay đổi chính sách bán hàng ở thị trường Việt Nam, theo đó giới hạn đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng mạnh, đạt 97,2%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng mạnh, đạt 97,2%

Chính phủ chỉ đạo từ nay đến cuối 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia... Tập trung thực hiện các giải pháp giúp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ yêu cầu khẩn trương đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy, gỡ các “điểm nghẽn”

Chính phủ yêu cầu khẩn trương đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy, gỡ các “điểm nghẽn”

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11

Nhiều quy định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Nhiều quy định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, theo quy định mới của Chính phủ.