Thứ năm, 21/11/2024

Bất động sản ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương bắt đầu "rã đông", nhà đầu tư đã trở lại mua đất nền, căn hộ

06/07/2023 6:48 PM (GMT+7)

Nhu cầu tìm kiếm đất nền, căn hộ tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận Bình Dương, Đồng Nai đã có dấu hiệu tăng nhẹ so với đầu năm nay, theo dữ liệu vừa công bố của DKRA Group.

Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận quý II/2023 của Tập đoàn Dịch vụ Bất động sản DKRA (DKRA Group), cho hay thị trường đã có những chuyển biến tích cực về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc.

Bất động sản ở TP.HCM và vùng phụ cận đang có dấu hiệu "rã đông" - Ảnh 1.

Nhu cầu tìm kiếm đất nền, căn hộ tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận đã có dấu hiệu tăng nhẹ.

15 dự án căn hộ, 8 dự án đất nền mở bán, chủ yếu ở Bình Dương

Cụ thể, dữ liệu cho thấy, ở phân khúc đất nền trong quý II/2023 ghi nhận 8 dự án mở bán, với khoảng 867 nền, tăng 2,3 lần so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 44%, tương đương 378 nền, tăng gấp 4,8 lần so với quý I/2023. Trong đó, nguồn cung mới lẫn lượng tiêu thụ đều tập trung chủ yếu ở Bình Dương. 

Mặt bằng giá bán mới trong quý không có nhiều biến động, các giao dịch tập trung chủ yếu ở những dự án đã hoàn thiện pháp lý và tiến độ hạ tầng tốt.

Ở phân khúc căn hộ, trong quý thị trường chào đón 15 dự án mở bán, với nguồn cung mới khoảng 1.826 căn, tập trung chủ yếu tại TP.HCM và Bình Dương. Nguồn cung mới ghi nhận tăng 33% so với quý trước nhưng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 65% nguồn cung mới, tương đương 1.179 căn. 

Đáng chú ý, phân khúc căn hộ hạng A giữ vững vị thế chủ đạo tại TP.HCM, trong khi đó tại các tỉnh giáp ranh, tỷ trọng phân khúc căn hộ hạng C gia tăng đáng kể.

Bất động sản ở TP.HCM và vùng phụ cận đang có dấu hiệu "rã đông" - Ảnh 2.

Nguồn DKRA Group

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực TP.HCM và vùng phụ cận trong quý II đón nhận 155 căn mở bán đến từ 11 dự án, bằng 41% so với quý trước và chỉ bằng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ ghi nhận đạt khoảng 12% nguồn cung mới, tương đương 19 căn, tập trung chủ yếu ở các dự án có mức giá dưới 5 tỷ đồng/căn. 

Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung mới đón nhận 76 căn đến từ 5 dự án mở bán, tăng so với quý trước, nhưng chỉ bằng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng tiêu thụ mới đạt 50 căn, tương đương 66% nguồn cung mở bán, giao dịch tập trung cục bộ tại một dự án nhất định. 

Ở phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, thị trường ghi nhận 75 căn, nguồn cung mới đến từ 4 dự án mở bán. Lượng tiêu thụ đạt 44% nguồn cung mới, tương đương 33 căn. 

Riêng với phân khúc condotel, trong quý II/2023 ghi nhận nguồn cung tăng mạnh so với quý trước đó, với khoảng 378 căn đến từ 3 dự án mở bán. Lượng tiêu thụ mới đạt khoảng 122 căn, đạt 32% nguồn cung mới. 

Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với quý trước nhưng ghi nhận tăng 2% - 4% so với cùng kỳ năm 2022. 

Thị trường Đồng Nai, Bình Dương, Long An khởi sắc nhưng khó đột biến 

DKRA Group dự báo, trong quý III/2023, thị trường có những tín hiệu khởi sắc nhưng khó đột biến trong ngắn hạn. Những động thái tháo gỡ vướng mắc về chính sách pháp lý, giảm lãi suất cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công,… kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn.

Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung phân khúc đất nền trong Quý 3 có thể sẽ khởi sắc, dao động ở mức 750 - 900 nền, tập trung chủ yếu tại các vùng phụ cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai. 

Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với 6 tháng đầu năm 2023. Các chính sách chiết khấu cho phương án thanh toán nhanh được áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Bất động sản ở TP.HCM và vùng phụ cận đang có dấu hiệu "rã đông" - Ảnh 3.

Nguồn cung và tiêu thụ phân khúc căn hộ trong quý II/2023. Nguồn: DKRA Group

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới quý III tại TP.HCM có thể sẽ tăng, dao động từ 1.200 - 1.500 căn, Bình Dương khoảng 500 - 800 căn, Đồng Nai khoảng 150 căn và Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 250 căn mở bán mới. 

Trong đó, phân khúc căn hộ hạng A giữ vững vị thế chủ đạo tại TP.HCM, trong khi đó căn hộ hạng B và C dẫn dắt nguồn cung mới tại các tỉnh giáp ranh. 

Mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục neo cao trước áp lực chi phí đầu vào, lãi vay và thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý dự án kéo dài,… Giá cũng như thanh khoản thứ cấp có thể sẽ cải thiện so với quý II, tập trung ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đầy đủ pháp lý.

Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự có xu hướng tăng nhẹ so với quý II, dao động khoảng 350 - 450 căn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP.HCM.  


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.