Thứ hai, 09/12/2024

Bất ngờ với tên Việt Nam in đậm trên bản đồ đóng tàu thế giới

14/09/2023 8:52 AM (GMT+7)

Từ các tàu vận hành dịch vụ ngoài khơi, tàu phục vụ dầu khí đến nhiều tàu hàng, doanh nghiệp đóng tàu thủy tại Việt Nam đã giúp ngành có tiếng nói trên thế giới.

Từ tàu dầu khí đến tàu phục vụ ngành công nghiệp điện gió xa bờ

Tại Vũng Tàu, Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC tiếp tục là một trong những nhà cung cấp và vận hành tàu FSO (kho nổi lưu trữ và xả dầu khí trên biển) trong và ngoài nước. Nhà máy VARD Vũng Tàu thuộc hãng đóng tàu VARD của Nauy liên tiếp nhận đơn hàng tàu vận hành dịch vụ ngoài khơi (SOV).

Tháng 6/2023, Công ty Yinson Production của Malaysia thông báo sẽ tiếp tục thuê tàu FSO tên Biển Đông 01 của PTSC thêm 5 năm (từ tháng 6/2023 đến 6/2028) với giá 74,6 triệu USD. Với tải trọng 350.000 thùng dầu, Biển Đông 01 được Yinson Production thuê liên tục 10 năm - từ 2013. 

Yinson cũng hé lộ khả năng thuê thêm 5 năm nữa kể từ tháng 6/2028.

Bất ngờ với tên Việt Nam in đậm trên bản đồ đóng tàu thế giới - Ảnh 1.

Tàu FSO Biển Đông 01 của PTSC. Ảnh: PTSC

Năm 2011, hai ngân hàng của Singapore là UOB và OCBC ký hợp đồng thu xếp vốn trị giá 105 triệu USD cho PTSC thực hiện dự án đóng tàu Biển Đông 01. Sau khi hoàn thành, tàu này phục vụ Yinson đến tận bây giờ.

Tiếp đó, cuối năm 2012, UOB và OCBC tiếp tục thu xếp vốn vay 300 triệu USD cho PTSC đóng một tàu FPSO (giống loại FSO nhưng có thêm chức năng xử lý dầu khí, nên vốn đầu tư lớn hơn). Chiếc FPSO này, với tổng chi phí 400 triệu USD, được Công ty Lam Sơn JOC (liên doanh giữa Petrovietnam và Petronas Carigali Overseas Sdn. Bhd. của Malaysia) thuê để khai thác dầu khí tại Lô 01.97 và 02.97 ngoài khơi Việt Nam.

VARD Vũng Tàu (Khu Công nghiệp Đông Xuyên) là nhà máy được tập đoàn mẹ tin tưởng giao cho các đơn hàng tàu SOV và CSOV. Cũng phục vụ ngành công nghiệp điện gió xa bờ như SOV, CSOV được xem là tàu con của SOV. Cả 2 loại đều có nhiều tính năng hiện đại và kết cấu phức tạp, đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao trong quá trình đóng.

Mới đây, VARD Nauy giao cho VARD Vũng Tàu đóng một CSOV cho khách hàng, là công ty điện gió ngoài khơi Purus Wind (Anh). Tàu dài 87m và chở được 120 người. Thời gian giao hàng là quý II/2026.

Bất ngờ với tên Việt Nam in đậm trên bản đồ đóng tàu thế giới - Ảnh 2.

Một số tàu CSOV được Purus Wind sử dụng. Ảnh: Purus Wind.

Trong thời gian này, VARD Vũng Tàu đang thực hiện đơn hàng 4 tàu SOV cho công ty điện gió ngoài khơi North Sea cũng của Anh. Trong đó, 3 tàu sẽ được giao trong năm nay, và chiếc kia sẽ được hoàn thành năm 2024.

Hiện nay, nhà máy Piriou Việt Nam (thuộc hãng Piriou – Pháp) tại Nhà Bè, TP.HCM đang trong giai đoạn hoàn thành tàu chở hàng Grain de Sail II chạy bằng sức gió cho cho công ty vận tải Grain de Sail của Pháp. Đây sẽ là tàu buồm chở hàng thứ hai của Grain de Sail.

Được biết, tàu buồm chở hàng là một xu hướng mới trong hàng hải quốc tế, theo xu thế giảm thải carbon toàn cầu. Vì không có động cơ đốt trong, loại này có kích thước và tải trọng nhỏ hơn.

Piriou thành lập Piriou Việt Nam tại Bến Lức – Long An năm 2006. Piriou Việt Nam cho biết từ năm 2007, hơn 40 chiếc tàu nhôm đã ra khơi từ nhà máy Bến Lức. Đầu năm 2008, công ty mở rộng quy mô và có thêm nhà máy Nhà Bè, là xưởng đóng tàu thứ hai.

Du thuyền nổi bật

Nói về đóng du thuyền, không thể không nhắc đến nhà máy đóng tàu Hạ Long, Quảng Ninh.

Tháng 5/2023, bên bờ Vịnh Hạ Long, siêu du thuyền 6 sao mang tên Catherine Cruise được hạ thủy thành công. Du thuyền Catherine trang bị những tiện nghi hiện đại và sang trọng có không gian rộng rãi hoàn toàn viu biển đáp ứng cho các hoạt động giải trí... Catherine phục vụ các chuyến du lịch biển và ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long, nhằm đem đến trải nghiệm du lịch đẳng cấp, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Bất ngờ với tên Việt Nam in đậm trên bản đồ đóng tàu thế giới - Ảnh 3.

Du thuyền Catherine Cruise do nhà máy đóng tàu Hạ Long thực hiện.

Catherine được xem là du thuyền 6 sao lớn nhất từng được đóng tại Việt Nam, theo nhà máy đóng tàu Hạ Long.

Sản phẩm của nhà máy đóng tàu Hạ Long (thành lập 1976) còn có tàu container, tàu hàng, tàu SOV, CSOV, tàu kéo, xà lan cẩu…

Đối tác chiến lược của Hạ Long là tập đoàn Damen Hà Lan, một trong những tên tuổi đóng tàu lớn nhất Châu Âu với hơn 30 nhà máy đóng tàu và các công ty sản xuất thiết bị đang hoạt động trên toàn thế giới. Tháng 12/2022, Damen ký hợp đồng 2 tàu CSOV với Hạ Long - đây là lần đầu tiên đóng loại tàu này để xuất khẩu. 

Hai bên hy vọng các đơn hàng mới cho tàu dịch vụ điện gió ngoài khơi sẽ tiếp tục về tới nhà máy Hạ Long trong thời gian tới.

Dấu ấn của doanh nghiệp Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nước hàng đầu trong ngành đóng tàu quốc tế, và ngành đóng tàu Việt Nam có dấu ấn của các công ty Hàn Quốc.

Hanwha Ocean, một công ty đóng tàu lớn tại Hàn quốc, ký bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Công Thương Việt Nam tại Hà Nội ngày 22/7, để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên trong việc đào tạo và cung cấp việc làm cho công nhân đóng tàu Việt Nam.

Ngoài ra, Hanwha Ocean hợp tác với Bộ Công Thương cũng nhằm phục vụ chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn quốc Yoon Suk-yeol đến Việt Nam ngày 22-24/6, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tháp tùng, gồm ông Chung Ki-sun, Chủ tịch HD Hyundai, hãng đóng tàu hàng đầu thế giới.

Bất ngờ với tên Việt Nam in đậm trên bản đồ đóng tàu thế giới - Ảnh 4.

Ông Chung Ki-sun (thứ 2 từ bên trái) thị sát nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam tại Khánh Hòa tháng 6/2023. Ảnh: HD Hyundai.

Ông Chung cũng đến thị sát nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam Shipbuilding tại Khánh Hòa. HD Hyundai có kế hoạch tăng cường đào tạo nhân lực tại nhà máy Việt Nam này để phục vụ cho các nhà máy khác của công ty.

"Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để Công ty đóng tàu Hyundai Việt Nam viết nên câu chuyện thành công đại diện cho ngành đóng tàu Hàn Quốc", ông Chung nói với Korea Times sau chuyến thăm nhà máy ở Khánh Hòa.

Công ty đóng tàu Hyundai Việt Nam thành lập năm 1996, từ đó Việt Nam đã vươn lên thành nước có số lượng đơn đặt hàng đóng tàu nhiều thứ 5 trên thế giới. Việt Nam cũng được công nhận là nơi có số lượng công nhân đóng tàu có tay nghề và kinh nghiệm cao nhất trong số các nước Đông Nam Á. Vì thế, các công ty đóng tàu Hàn Quốc ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam, Korea Times khẳng định.

Số liệu do Bộ Tư pháp Hàn Quốc tổng hợp vào đầu năm 2023 cho thấy công dân Việt Nam chiếm 55,1% trong số 1.595 người nước ngoài nhận thị thực E-7 vô Hàn Quốc từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023, cho các hoạt động liên quan đến ngành đóng tàu.

Nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam đến nay đã bàn giao tổng cộng 157 tàu tính từ khi hoàn thành chiếc đầu tiên vào năm 2009, là tàu chở hàng rời trọng tải 56.000 tấn. Tính số lượng theo đơn đặt hàng đến nay là 199 tàu, theo báo Korea Economic Daily Hàn quốc. Số công nhân hiện nay là 5.000 người.

Thành lập năm 1996, nhưng nhà máy bắt đầu đóng tàu mới vào năm 2008 vì trước đó là cung cấp dịch vụ sửa chữa. Korea Economic Daily nhận định: gần 200 chiếc theo đơn đặt hàng trong 15 năm là thành công nổi bật của Hyundai Việt Nam Shipbuilding. Mục tiêu của nhà máy năm nay là bàn giao 13 tàu và tổng doanh thu 543,8 triệu USD.

Mỗi năm, nhà máy đóng góp vào ngân sách tỉnh Khánh Hòa khoảng 10 triệu USD, theo TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Những trường hợp có thể không được xuất cảnh vì liên quan nộp thuế

Những trường hợp có thể không được xuất cảnh vì liên quan nộp thuế

Theo đề xuất của Bộ Tái chinh, cá nhân nợ thuế 120 ngày từ 10 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Biện pháp này cũng sẽ áp dụng nếu doanh nghiệp nợ 120 ngày từ 100 triệu đồng trở lên.

Tài chính và pháp lý tiếp tục thách thức thị trường bất động sản

Tài chính và pháp lý tiếp tục thách thức thị trường bất động sản

Nhiều thách thức cho chủ đầu tư và nhà môi giới trong thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024. Ngoài ra, những bất ổn về tài chính và pháp lý gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.

'Cơn sốt' Bitcoin: Đầu tư, đầu cơ hay bong bóng?

'Cơn sốt' Bitcoin: Đầu tư, đầu cơ hay bong bóng?

Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.

Doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc được vinh danh nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á

Doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc được vinh danh nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á

Tại lễ tôn vinh Asia’s Most Influential do Tatler Vietnam tổ chức, doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC đã được vinh danh ở hạng mục Asia’s Most Influential Magnates - nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á.

Tập trung giảm phát thải, ngành thuỷ sản ứng phó biến đổi khí hậu

Tập trung giảm phát thải, ngành thuỷ sản ứng phó biến đổi khí hậu

Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ngành này đang phải đối mặt không ít thách thức.

TP.HCM mời gọi nhà đầu tư một số dự án nhà ở xã hội

TP.HCM mời gọi nhà đầu tư một số dự án nhà ở xã hội

UBND TP.HCM đã mời gọi đầu tư vào 2 dự án và xúc tiến đầu tư vào 5 khu đất, mục đích tăng nguồn cung nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu an cư cho người lao động.