Tờ Korea Herald lấy số liệu của Hiệp hội Mỹ phẩm Hàn Quốc, chỉ ra xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Việt Nam dẫn đầu tất cả các thị trường. Con số 5 tháng đầu năm nay tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch xuất khẩu 187,5 triệu USD.
Với kim ngạch xuất khẩu 425,12 triệu USD, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Mỹ tăng trưởng cao thứ hai (25,7%), xuất khẩu sang Hong Kong, đạt 23,8 triệu USD, tăng 16,7%.
Trong khi đó, Trung Quốc - điểm đến xuất khẩu mỹ phẩm lớn nhất của Hàn Quốc với trị giá 1,2 tỷ USD, đã giảm 25,7%. Xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc sang Nhật Bản cũng giảm 5,3% xuống còn 323,9 triệu USD.
Dữ liệu bổ sung cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng khởi sắc. Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy Hàn Quốc có thị phần lớn nhất trên thị trường mỹ phẩm nhập khẩu của Việt Nam (30%), tiếp theo là Liên minh châu Âu (23%), Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%).
Hiện nay, 90% mỹ phẩm tiêu thụ trên thị trường làm đẹp Việt Nam là của các thương hiệu nước ngoài.
Theo một cuộc khảo sát do Cơ quan Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc thực hiện đối với những người được hỏi từ 15 đến 59 tuổi tại Việt Nam, 91,2% trả lời rằng họ đã mua ít nhất một sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc trong năm qua. Khoảng 68,8% trả lời rằng họ thường xuyên mua các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
Sự tăng trưởng của các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam cho thấy khả năng Việt Nam có thể là một thị trường thay thế cho các công ty thị trường Trung Quốc gần đây đang bị đình trệ.
Những gã khổng lồ làm đẹp Hàn Quốc như Amorepacific chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm 35% vào năm ngoái. Vì vậy, các công ty làm đẹp Hàn Quốc đã chuyển hướng sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc để cứu vãn doanh số bán hàng.
Theo Statista, một nền tảng phân tích dữ liệu của Đức, thị trường làm đẹp của Việt Nam ước tính sẽ mở rộng lên 2,7 tỷ USD vào năm tới.
Theo Zing
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.