Phát biểu tại tổ trong phiên họp Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (đoàn Bình Định) cho rằng, các vướng mắc mà đại biểu Quốc hội chia sẻ, bao gồm vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi triển khai các dự án; sử dụng vốn đầu tư công cho sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình... cần phải được tháo gỡ, bởi đây là rào cản của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, muốn vậy, cần thực hiện một luật để sửa nhiều luật, phải tập hợp những khó khăn, vướng mắc của các lĩnh vực, trên cơ sở căn cứ ý kiến của các địa phương, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội để từ đó trình Chính phủ, Quốc hội sửa, tháo gỡ những nút thắt này.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng chia sẻ về đề xuất sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có.
Theo Bộ trưởng, không phải đến kỳ họp này mà tại kỳ họp trước của Quốc hội, Bộ Tài chính đã đề xuất để tháo gỡ vướng mắc này cho các địa phương, không phải chờ vốn đầu tư công mà có thể chỉ từ nguồn chi thường xuyên.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở công trình đã có với các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng.
Đề xuất này sau đó cũng nhận được sự đồng thuận của 63/63 tỉnh, thành và 20/21 bộ, ngành, nếu được thực hiện sẽ tháo gỡ hầu hết các vướng mắc hiện nay của các bộ ngành, địa phương, bởi vì hiện nay, sửa chữa một cái hàng rào cũng phải chờ vốn đầu tư công.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội đã bác đề nghị này và yêu cầu phải thực hiện theo Luật, nếu vướng mắc thì đề xuất sửa Luật Đầu tư công.
"Nghị quyết trình ra Quốc hội chỉ vài dòng thôi, sẽ tháo gỡ được các vướng mắc này của các bộ, ngành, địa phương. Về thẩm quyền, Bộ Tài chính chúng tôi đã tham mưu làm hết trách nhiệm của mình vì công việc chung", ông Phớc trình bày.
Quang cảnh buổi họp tổ sáng 25/5
Bộ trưởng cũng đã nêu một số vấn đề mà trước đó một số đại biểu Quốc hội nêu như việc bố trí dự toán kinh phí cho mua vắc xin tiêm chủng cho trẻ em.
Theo Bộ trưởng, ngày 28/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 104 quy định ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí mua vắc xin theo lộ trình, ngân sách địa phương bố trí kinh phí tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương.
Bộ Tài chính đã bố trí dự toán cho Bộ Y tế mua vắc xin tiêm chủng năm 2023, tuy nhiên các địa phương không được Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết cách thực hiện sử dụng nguồn ngân sách địa phương để tổ chức triển khai tiêm chủng dẫn đến các địa phương gặp khó khăn, không bố trí được ngân sách để thực hiện.
Liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong công tác giải ngân, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay vướng mắc rất nhiều khiến nguồn vốn bị ứ đọng gây lãng phí.
Đây là câu chuyện "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng vẫn chưa được giải quyết. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng cần phải sửa Luật Đầu tư công, bởi hiện nay các bộ, ngành, địa phương đều vướng với quy định.
"Thực tế hiện nay phải có dự án mới có vốn tuy nhiên, việc này gây khó khăn bởi nếu không bố trí vốn thì tiền đâu để lập dự án", Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu.
Theo Báo Giao thông
Trina Solar, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất pin mặt trời, dự tính đầu tư 400 triệu USD xây nhà máy thứ ba tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lớn hơn của thị trường toàn cầu.
Nhân sự cấp cao biến động thường xuyên và chiến lược kinh doanh dàn trải cho nội địa lẫn quốc tế, được cho là nguyên nhân hãng hàng không tư nhân non trẻ Bamboo Airways chưa thể ổn định hoạt động.
Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2, Hội An, Quảng Nam sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng và phạt tiền hơn 110 triệu đồng, vì gây ra vụ ngộ độc thực phẩm cho 313 khách hàng.
Theo Reuters, khoảng 10% lượng phi công của thương hiệu Bamboo Airways đã rời hãng sau sự chậm trễ trong việc nhận lương.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN phân trần do chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra lớn, cộng với EVN phải làm công tác xã hội, nên mới phát sinh khoản lỗ khủng của tập đoàn này từ năm 2022, 2023. Trong 8 tháng năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng.
Du lịch bền vững đang thu hút nhiều chú ý ở thị trường Việt Nam, thể hiện qua tỷ lệ 73% sốngười được khảo sát bởi Visa cho biết họ lựa chọn xu hướng này vì nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.